Nền văn hóa đồ đồng – nền văn hóa Đông Sơn ở nước ta

     Khi lịch sử văn hoá nhân loại bước sang thời đại đồ đồng, thì ở nước ta khảo cổ học đã phát hiện được nền văn hoá Phùng Nguyên (Phú Thọ) với đồ đồng có niên đại cách nay khoảng 4000 năm. Nhưng khi đó đồ đá vẫn được người ta cải tiến và tiếp tục sử dụng, nên giới khoa học còn gọi là thời kỳ đồ đá – đồng. Đây là thời kỳ đánh dấu một bước phát triển cao hơn của lực lượng sản xuất, nhất là khi công cụ đồng thau ra đời, đã dẫn tới quá trình phân công lao động xã hội lần thứ nhất giữa các bộ lạc chăn nuôi và trồng trọt.

     Do vậy, nền sản xuất nông nghiệp được phát triển mạnh mẽ nhờ có công cụ bằng đồng dần chiếm ưu thế và thay thế công cụ bằng đá. Như vậy, ở sơ kỳ thời đại kim khí (đồ đồng thau) ở nước ta đã có nghề trồng lúa nước khá phát triển, đó là cội nguồn của văn minh Văn Lang. Đến thời đại trung kỳ đồ đồng thau, ở nước ta có nền văn hoá Đồng Đậu (Vĩnh Phúc) cách nay khoảng 3000 – 3500 năm. Tiếp theo đó là nền văn hoá Gò Mun (Phú Thọ), thuộc hậu kỳ thời đại Đồng thau cách nay khoảng 3000 năm. Khảo cổ học đã phát hiện được vỏ trấu, gạo cháy, mảnh tro xôi lúa… Sau đó ở nước ta bước sang thời kỳ văn hoá Đông Sơn, là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của đồ đồng thau, cách đây khoảng 2700 năm. Và đỉnh cao của nền văn hoá Đông Sơn là sự ra đời của nhà nước Văn Lang của các vua Hùng,trải qua 18 đời vua trị vì khoảng trên dưới 500 năm (khoảng từ 700-250 trước Công nguyên).

Nền văn hóa đồ đồng – nền văn hóa Đông Sơn ở nước ta

     Như vậy, hệ thống văn hoá trước Đông Sơn là một tổ hợp các văn hoá Phùng Nguyên – Đồng Đậu – Gò Mun nằm ởlưu vực sông Hồng. Vì sự phát triển từ văn hoá Phùng Nguyên, qua văn hoá Đồng Đậu, và văn hoá Gò Mun, đến văn hoá Đông Sơn là liên tục, nên các văn hoá này là những giai đoạn kế tiếp nhau trong một tiến trình phát triển văn hoá thống nhất, được gọi là văn hoá Tiền Đông Sơn. Bằng nghiên cứu thực nghiệm các tàn tích văn hoá trong các di chỉ khảo cổ học tương ứng với các giai đoạn văn hoá từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn, và qua việc giải mã các hoa văn trang trí và các hình chạm khắc trên các trống đồng Đông Sơn, cùng với xác định niên đại bằng các bon phóng xạ (C14), đã hội đủ các chứng cứ khoa học thuyết phục để chứng minh cho sự phát triển liên tục của các văn hoá Tiền Đông Sơn đến văn hoá Đông Sơn. Trên cơ sở đó các nhà sử học, khảo cổ học, dân tộc học và văn hoá học đã đi đến kết luận rằng, văn hoá Đông Sơn là một nền văn hoá bản địa được hình thành và phát triển từ các văn hoá trước nó, mà chủ nhân của văn hoá Đông Sơn là người Lạc Việt (hay người Việt cổ), họ là hậu duệ của chủ nhân các văn hoá Tiền Đông Sơn. Và có thể khẳng định một cách khá chắc chắn rằng, thời kỳ Hùng Vương dựng nước Văn Lang là thời kỳ có thực trong lịch sử dân tộc ta.



Tín ngưỡng, tôn giáo của xã hội thị tộc nguyên thủy

     Trình độ lao động của con người trong xã hội thị tộc nguyên thủy còn rất thấp kém, vì con người còn chịu bất lực trước thiên nhiên; nhất là khi bị thiên tai đe dọa nặng nề thì trong họ đã nảy sinh sự hoảng sợ, rồi mê tín thần linh do chính họ tưởngtượng ra. Đó chính là nguồn gốc sâu xa làm nảy sinh ra các tín ngưỡng, tôn giáo sơ khai nguyên thủy. Những vị thần linh mà người nguyên thủy quan niệm chỉ là “bóng hình” của các hiện tượng trong tự nhiên, được huyền thoại hoá và nhân cách hoá, hoặc các sinh vật hay các vật thể vô tri vô giác của giới tự nhiên, được người ta gắn cho một sức mạnh thần bí siêu nhiên để rồi tôn sùng và thờ phụng.

Tín ngưỡng, tôn giáo của xã hội thị tộc nguyên thủy

     Kể từ đây, người nguyên thủy quan niệm rằng mọi vật đều có linh hồn (theo thuyết vạn vật hữu linh). Do vậy, đã xuất hiện hình thái ý thức hệ đặc biệt của tôn giáo nguyên thủy sơ khai – đó là tín ngưỡngTô tem riêng, tức là một động vật hay một thực vật, hoặc một hiện tượng tự nhiên nào đó được cả thị tộc sùng bái, cho là có quan hệ trực tiếp với thị tộc, dùng làm tượng trưng cho thị tộc, để che chở phù hộ cho thị tộc, giúp đỡ cho thị tộc về chăn nuôi, săn bắn hay trồng trọt. Khi ấy, các thị tộc nguyên thủy còn dùng Tô tem để phân biệt thị tộc này với thị tộc khác, hoặc bộ lạc này với bộ lạc khác, về sau, do nhu cầu tâm linh mà từ vật tổ, Tô tem đã trở thành tín ngưỡng Tô tem (hay còn gọi là Tô tem giáo). Cũng vậy, từ lòng kính trọng biết ơn những người già có công lao với thị tộc, khi chết linh hồn của họ được tôn sùng và thờ cúng lâu dần trở thành tục thờ cúng tổ tiên ở một số tộc người. Vì người ta cho rằng, linh hồn của tổ tiên có thể phù hộ cho con cháu của thị tộc trong việc mưu sinh, tồn tại và phát triển.

     Căn cứ vào các tài liệu của dân tộc học và khảo cổ học đã công bố, thì cách đây khoảng 5000 – 6000 năm, nhờ có “Cách mạng Đá mới” mà các dân tộc ở khu vực Đông Nam Á (trong đó có các dân tộc ở Việt Nam), đã xuất hiện nền sản xuất nông nghiệp lúa nước sơ khai. Dựa trên cơ sở của nền kinh tế hái lượm phát triển ở vùng nhiệt đới gió mùa, các bộ lạc Hòa Bình đã thực hiện một bước tiến vĩ đại có ý nghĩa lớn lao trong đời sống nhân loại – là phát minh ra nông nghiệp lúa nước. Nước ta và các dân tộc khác ở khu vực Đông Nam Á là một trong những trung tâm đầu tiên của nền văn minh nông nghiệp lúa nước.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: van hoa la gi, lễ hội truyền thống việt nam

Chế độ Mẫu hệ và ngôn ngữ được ra đời

     Trên lãnh thổ nước ta, khảo cổ học đã phát hiện các di chỉ thuộc thời văn hoá hậu kỳ Đá cũ là văn hoá Ngườm (Thái Nguyên) đến van hoá Sơn Vi (Phú Thọ). Bước sang thời đại hậu kỳ Đá cũ, loài người đã có một bước tiến quan trọng về kỹ thuật sản xuất và sinh hoạt kinh tế, tổ chức xã hội và hình thái ý thức. Kỹ thuật đồ đá tốt hơn, công cụ lao động tinh xảo hơn nhờ sự trau chuốt, mài đá; xương thú rừng được sử dụng rộng rãi; con người đã tổ chức đi săn bắn tập thể các loài thú lớn như: trâu, bò, ngựa, voi, hổ, gấu… Sự phân công lao động tự nhiên đã xuất hiện giữa nam và nữ. Người đàn ông khởe mạnh chuyên lo việc săn bắt, còn người đàn bà chuyên lo việc hái lượm. Cuộc sống con người ngày một khá hơn trước, nên họ chuyển sang dạng sống định cư tương đối. Nhà ở kiểu hầm đất có vách đá xuất hiện, cùng với quần áo được làm bằng vỏ cây, hoặc da thú để che thân chống muỗi, vắt và mưa nắng, v.v…

Chế độ Mẫu hệ và ngôn ngữ được ra đời

     Trên lãnh thổ miền Bắc Việt Nam, các nhà khảo cổ học đã phát hiện nền văn hoá Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) thuộc vào thời đại Đá mới trước cách đây khoảng 10.000 năm. Khi ấy đã xuất hiện xã hội công xã Mẫu hệ. Do có công cụ bằng đá được chế tác tinh vi hơn, cùng với sự ra đời của cung tên, giúp cho nghề săn bắn muông thú rừng được phát triển mạnh; đồng thời nền sản xuất nông nghiệp sơ khai ra đời. Tiếp đến là thời kỳ văn hoá Bắc Sơn (Lạng Sơn) thuộc nền văn hoá Đá mới sơ kỳ cách đây từ 9000 – 8000 năm. Khi đó con người đã sống trong những điều kiện khí hậu và môi trường sinh thái động thực vật gần giống như của thời kỳ hiện đại. Công cụ sản xuất chủ yếu của thời kỳ này là đồ đá ghè và đá mài. về sau xuất hiện kỹ thuật khoan lỗ và cưa xẻ, cùng với công nghệ làm gốm và dệt vải. Trên cơ sở đó, con người khi ấy không chỉ biết hái lượm và săn bắt/bắn mà còn biết trồng trọt và chăn nuôi sơ khai. Khi trồng trọt và chăn nuôi ra đời đã đánh dấu một bước tiến mối quan trọng trong đời sống xã hội loài người. Con người đã bước đầu hiểu biết về tự nhiên, họ tìm cách sống hòa hợp với tự nhiên, để rồi lợi dụng tự nhiên phục vụ cho đời sống của mình. Tuy nhiên, con người sống trong xã hội thị tộc Mẫu hệ vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào tự nhiên. Vì thế mà con ngườicần phải sống tập thể và lao động sản xuất, sở hữu tập thể chung của thị tộc bộ lạc. Mọi người đều có quyền hưởng thụ và quan hệ bình đẳng. Nhờ có lao động tập thể mà hình thái ý thức đầu tiên của loài người là ngôn ngữ ra đời. Ngôn ngữ là một hệ thông tín hiệu làm phương tiện để giao tiếp trao đổi tư tưởng, để hiểu biết lẫn nhau. Dần dà trong tư duy của con người đã xuất hiện những khái niệm trừu tượng sơ giản, mang ý thức tư tưởng thời cộng sản nguyên thủy khá rõ nét.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn hóa là gì, lễ hội truyền thống

Con người tìm ra lửa – bước ngoặt lớn trong trong lịch sử phát triển

     Mặt khác, qua các thư tịch cổ của Trung Quốc, người ta có thể tìm được mối liên hệ giữa người Lạc Việt đúc trống đồng với nền văn hoá Đông Sơn, đã được khảo cổ học xác định trùng với thời Hùng Vương dựng nước Văn Lang (cách đây khoảng 2700năm). Và ngày nay các nhà khảo cổ học đã chứng minh được nền Văn hoá Đông Sơn còn tiếp tục tồn tại ởViệt Nam đến vài ba thế kỷ sau Công nguyên. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể nói rằng người Lạc Việt ở Việt Nam là chủ nhân của nền văn hoá Đông Sơn mà sản phẩm tiêu biểu của nền văn hoá đó là những chiếc trông đồng nổi tiếng với kỹ thuật đúc đồng và các hình thù chạm khắc trên đó rất tinh xảo, mang tính biểu tượng văn hoá đặc sắc.

Con người tìm ra lửa – bước ngoặt lớn trong trong lịch sử phát triển

     Như chúng ta đã biết, nền văn hoá Đông Sơn lại bắt nguồn từ các nền văn hoá trước nó, tức các nền văn hoá trước Đông Sơn. Đồng thời các nền văn hoá này đều có cội nguồn từ nền văn hoá thời Nguyên thủy. Ở thời kỳ xã hội nguyên thủy, khi ấy con người chỉ biết tận dụng những gì sẵn có trong môi trường tự nhiên để sinh sống và tồn tại. Hoạt động sống khi đó của con người là hái lượm rau quả và săn bắt muông thú. Họ sống thành từng bầy và cư trú trong các hang động, và sống hoàn toàn lệ thuọc vào thiên nhiên; họ chưa hề có ý thức về mình và thế giối xung quanh; họ chưa thể cải tạo tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống cua mình. Mãi cho đến khi con người tìm ra lửa và biết cách dùng lửa để ăn chín, đã trở thành cái mốc lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử xã hội loài người, đó là tách loài người ra khỏi giới động vật. Kể từ đây con người đã biết dùng lửa để sưởi ấm và nấu nướng chín thức ăn, để xua đuổi thú dữ và đốt phá rừng làm nơi cư trú và làm nương rẫy, v.v…

     Chuyển sang thời đại Đá cũ, người ta đã bắt đầu chế tạo công cụ bằng đá thô sơ để đào bới củ và săn bắn muông thú. Trong quá trình lao động tập thể và ăn thức ăn chín, bộ não của con người dần phát triển, dẫn đến họ đã biết tư duy từ đơn giản đến phức tạp… Trên cơ sở đó, ởhọ – tiếng nói và ngôn ngữ đã xuất hiẹn. Tuy nhiên, con người khi đó vẫn còn rất hoảng sợ trước sự kỳ bí của tự nhiên.


Đọc thêm tại:

Giới thiệu khái quát về người Việt cổ

     Theo quan niệm của chúng tôi và phần lớn các nhà nghiên cứu Việt Nam, thì người Việt cổ được coi là tổ tiên của người Việt hiện nay chính là chủ nhân của lớp văn hoá bản địa. Quan tâm, tìm hiểu về nguồn gốc và tổ tiên giống nòi, cũng như nền văn hoá bản địa được ông cha ta tạo dựng cách đây khoảng từ 2500 – 2700 năm dưới thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang, sẽ giúp chúng ta có được khái quát chung về lớp văn hoá bản địa do người Việt cổ tạo dựng nên trước khi bị phong kiến phương Bắc đô hộ, bao gồm toàn bộ hệ các giá trị của văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần vô cùng phong phú, đa dạng và mang bản sắc riêng rất độc đáo.     Căn cứ vào các nguồn tài liệu đã công bố của khảo cổ học, dân tộc học, văn hoá dân gian (Folklore học hay dân tục học – NQL), nhân chủng học, ngôn ngữ học…, thì người Việt cổ chính là lớp cư dân đầu tiên tụ cư sinh sống trên địa bàn nước Văn Lang của các vua Hùng theo truyền thuyết, tiếp đó là cư dân của nước Âu Lạc thời An Dương Vương, đến cư dân thời Hai Bà Trưng (thế kỷ I) và có thể đến cư dân thời Bà Triệu (thế kỷ III) theo sử sách.

Giới thiệu khái quát về người Việt cổ

     Các thư tịch cổ của Trung Quốc đều nói về điều này, và cho rằng cư dân cổ ở vùng Bắc Bộ của Việt Nam là người Lạc Việt. Chẳng hạn như Dư địa chí của Cố Dã Vương có ghi: “Giao Chỉ đời Chu là Lạc Việt, đời Tần là Tây Âu tức Tây Âu Lạc”. Trong sách Giao Châu ngoại vực ký dẫn ởsách Thủy Kinh chú, nói rằng: “Giao Chỉ lúc chưa có quận huyện (có nghĩa là chưa bị thống trị của người Hán), ruộng thì gọi là ruộng Lạc, dân thì gọi là dân Lạc”. Cho đến cuộc xâm lược của Mã Viện vào những năm đầu thập niên 40 đầu Công nguyên, để chống lại cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, thì người dân ởvùng đất này vẫn được sách Hậu Hán thư gọi là người Lạc Việt. Như vậy, rõ ràng cư dân sinh sống ở thời kỳ này đã tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và chính bản thân Hai Bà Trưng, cùng các tướng lĩnh đều là người Lạc Việt hay người Việt cổ, là tổ tiên của người Việt (Kinh) hiện nay.

     Hơn nữa, trong sách Hậu Hán thư, phần Mã Viện truyện còn chép rằng: “Viện thích cưỡi ngựa, giới phân biệt ngựa hay, được trống đồng Lạc Việt ở Giao Chỉ, bèn đúc thành các kiểu ngựa đem về dâng vua”. Cuốn Lâm Âp ký dẫn ở sách Thủy kinh chú cũng chép tương tự sách Hậu Hán thư rằng: “Cửa ấy thông với Đồng Cổ, ngoài vượt đến Hoàng Cương Tâm khẩu huyện An Định. Nhờ cửa sông ấy mà qua Đồng cổ, tức đất Lạc Việt. Vi ở đấy có trống đồng nên gọi tên là Đồng cổ. Mã Viện lấy trống đồng ở đấy để đúc ngựa đồng. Như vậy, những người Lạc Việt mà Mã Viện gặp ở đất Giao Chỉ là những người đúc trống đồng và là chủ nhân chính hiệu của những chiếc trống đồng này thuộc nền văn hoá Đông Sơn của nước ta.



Cần phát huy truyền thống văn hóa lễ hội của dân tộc

     Ngay từ khi tiến hành Đổi mới toàn diện đất nước đến nay (từ 1986 – 2009…), văn hoá lễ hội truyền thống đã được sự quan tâm của Nhà nước ta, cùng với sự đồng tình ủng hộ của nhân dân lao động, cả nước một lòng, nên văn hoá lễ hội truyền thống đã được phục hồi nhanh chóng, các di tích lịch sử – văn hoá được tôn tạo, sửa chữa, xây dựng, nâng cấp bằng nhiều nguồn kinh phí khác nhau, vì vậy chỉ trong một thời gian ngắn, có hàng nghìn ngôi đình đền, miếu điện, chùa chiền được Nhà nước xếp hạng và cấp bằng công nhận là: “Di tích lịch sử – văn hoá” cấp quốc gia.

     Đồng thời, hàng nghìn lễ hội truyền thống đã được phục hồi ở khắp nơi trong cả nước, và dần lấy lại được dáng vẻ cổ truyền như xưa với ba loại hình chính là: lễ hội đền (miếu, điện, phủ), lễ hội chùa và lễ hội đình làng. Việc phục hồi lại các nghi thức, nghi lễ và phong tục truyền thống trong lễ hội như: tế lễ, rước xách, trò diễn và trò chơi dân gian… là việc làm rất cần thiết, và không thể thiếu của mọi lễ hội dân gian truyền thống, đòi hỏi các nhà quản lí về văn hoá, lễ hội ở các địa phương phải hết sức thận trọng và cần được các nhà khoa học chuyên môn giúp sức ủng hộ, để việc chỉnh trang cho lễ hội ởcác địa phương vừa truyền thống, vừa hiện đại, lại vừa đại chúng, phù hợp vớithời đại lịch sử hiện nay.

Cần phát huy truyền thống văn hóa lễ hội của dân tộc

     Trên cơ sở đó, ngành văn hoá thông tin đã kịp thời có các văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể việc bảo tồn và phát huy các giá trị của văn hoá lễ hội truyền thông phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại, làm cho văn hoá, lễ hội nước ta vừa truyền thống, vừa hiện đại, nhưng vẫn mang đậm đà bản sắc văn hoá của dân tộc. Ngày nay, đến với lễ hội truyền thống không chỉ có người dân trong nước, mà có cả nhiều du khách nước ngoài, vì vậy phải biết tận dụng thế mạnh của lễ hội, và đưa ra nhiều dịch vụ thuận lợi, chất lượng cao để tạo dựng một nền công nghiệp “không khói” – Du lịch văn hoá, lễ hội truyền thống lên ngang tầm vớicác nước trong khu vực và trên thế giới.



Lễ hội của Việt Nam gắn liền với tiến trình lịch sử của nước ta

     Tóm lại, tiến trình lịch sử của lễ hội truyền thống của người Việt đã trải qua hàng nghìn năm, nó luôn gắn liền với tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, cũng như lịch sử văn hoá của dân tộc ta. Từ các lễ hội sơ khai thời tiền sử phát triển thành hệ thông lễ hội nông nghiệp cổ thời Hùng vương, trải qua quá trình giao lưu và tiếp biến văn hoá với các tôn giáo du nhập (như: Phật – Đạo – Nho giáo), qua chiếc cầu nối là tín ngưỡng dân gian bản địa, lễ hội truyền thống đã không ngừng phát triển và biến đổi làm cho mình không chỉ có nội dung phong phú, mà còn đa dạng hoá về hình thức, để tạo nên ba loại hình lễ hội chính là: lễ hội đền (miếu, điện, phủ), lễ hội chùa và lễ hội đình làng.

Lễ hội của Việt Nam gắn liền với tiến trình lịch sử của nước ta

     Cho đến những năm ởgiữa thế kỷ XIX, các loại hình lễ hội truyền thống đã có một mô hình tương đối ổn định gồm hai phần chính: phần Lễ và phần Hội. Trong nội dung và hình thức của lễ hội truyền thông có hàm chứa nhiều tinh hoa văn hoá và nét đẹp truyền thống thuộc về bản sắc văn hoá và bản lĩnh dân tộc, được bảo lưu, giữ gìn và truyền tụng từ ngàn xưa đến tận ngày nay.

     Từ sau năm 1945 đến nay, lễ hội dân gian truyền thống cũng như các loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian khác đều không ngừng vận động và biến đổi khá sâu sắc. Nhất là trong giai đoạn chiến tranh kéo dài chống Pháp và chống Mĩ (từ 1946 – 1975), lễ hội cổ truyền bị xuống cấp nghiêm trọng và hầu như bị lãng quên. Chỉ có một sô” lễ hội tôn vinh các anh hùng dân tộc như: lễ hội đền Hùng vẫn duy trì là quốc lễ vào ngày giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) hàng năm, và được Đảng và Nhà nước đứng ra tổ chức theo nghi thức quốc gia. Tuy nhiên, cũng chỉ tổ chức lễ dâng hương là chính. Hoặc lễ hội tưởng niệm Hai Bà Trưng, lễ hội tôn thờ Trần Hưng Đạo, lễ hội tôn thờ Nguyễn Trãi, lễ hội tôn thờ Lê Lợi, lễ hội tôn thờ Nguyễn Huệ, cùng một số lễ hội lớn khác được tổ chức nhân ngày giỗ của các vị anh hùng, nhằm nêu cao truyền thống lịch sử và truyền thống văn hoá của dân tộc ta cho mọi tầng lóp nhân dân lao động kế thừa và phát huy.

     Sau chiến tranh chống Mĩ (30/4/1975), đất nước được hoà bình thống nhất, lễ hội cổ truyền dần từng bước được khôi phục, nhưng cũng chỉ mang tính tự phát, tự do và làm thoả mãn tín ngưỡng tâm linh của nhân dân lao động. Vì vừa ra khỏi chiến tranh, nền kinh tế đất nước bị tàn phá nặng nề, các hoạt động văn hoá, lễ hội truyền thống nói chung còn gặp phải nhiều khó khăn và bất cập.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: khai niem ve van hoa, lễ hội truyền thống

Lễ hội tại các chùa, đình phát triển rực rỡ

     Trong giai đoạn này, lễ hội chùa cũng không kém phần sôi động, nhiều lễ hội chùa nổi tiếng như: lễ hội chùa Dâu (Bắc Ninh), lễ hội chùa Keo (Thái Bình), lễ hội chùa Láng (Hà Nội), lễ hội chùa Thầy, lễ hội chùa Hương (Hà Tây), v.v… vẫn được duy trì tổ chức đều đặn. Nhất là lễ hội chùa Hương được tổ chức với quy mô lớn và kéo dài từ mùng 6 Tết Nguyên đán đến hết tháng 2 (âm lịch) hàng năm. Hoặc lễ hội chùa Láng tổ chức tôn thờ Đức Phật và thiền sư Từ Đạo Hạnh của dân làng Láng và nhiều làng khác ven sông Tô Lịch đã thu hút hàng vạn người tham dự, mà tiêu biểu là chị em phụ nữ vùng ven đô, nên dưới thời Pháp thuộc nhiều người Pháp ở Hà Nội được chứng kiến lễ hội này đã thốt lên rằng đây là ngày hội của Mađam(đàn bà) độc nhất vô nhị của đất Hà Thành thời đó.

     Đồng thời, lễ hội đình khi đó cũng diễn ra sôi nổi ở khắp các làng xã cổ truyền nước ta. Và hầu như làng nào cũng có tổ chức hội hè đình đám. Song nổi tiếng nhất là lễ hội đình Chèm, lễ hội dinh Lệ Mật, lễ hội đình Yên Phụ (Hà Nội), lễ hội đình Đình Bảng, lễ hội đình Đồng Kỵ (Bắc Ninh), lễ hội đình Tây Đằng, lễ hội đình Bình Đà (Hà Tây, nay là Hà Nội), v.v…

Lễ hội tại các chùa, đình phát triển rực rỡ

     Tuy nhiên, do ảnh hưởng trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, nền kinh tế nước ta trở nên què quặt ốm yếu. Dẫn đến cuộc sống vật chất của người dân lao động vô cùng nghèo nàn và lạc hậu, nhất là người nông dân sống ở các làng quê cổ truyền bị sa sút nghiêm trọng, vì họ phải chịu sưu cao thuế nặng, bọn địa chủ cường hào ra sức bóc lột hà hiếp, cướp bóc. Mặc dù họ rất cần cù chăm chỉ lam lũ quanh năm mà vẫn bị nghèo đói, “cơm không no, áo chẳng lành”. Điều đó đã dẫn đến hậu quả tất yếu là đời sông văn hoá tinh thần của người nông dân bị sa sút nghiêm trọng hơn trước rất nhiều, và mọi hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian cổ truyền có nguy cơ bị xuống cấp và bị mai một là không thể tránh khỏi. Nhất là trong những hoạt động của các lễ hội diễn ra ởđình làng đều bị các tệ nạn xã hội “thực dân nửa phong kiến” có điều kiện xâm nhập vào như: tệ nạn mê tín, dị đoan “mua thần, bán thánh”, nạn cờ bạc, rượu chè, trai gái, hút sách, bói toán, xin xăm, xin quẻ… có cơ hội thuận lợi phát triển tràn lan ở khắp mọi lễ hội làng mỗi khi có dịp. Nhiều khi các tệ nạn đó đã làm lu mờ đi ít nhiều cái bản chất tốt đẹp vốn có của các lễ hội cổ truyền trong lịch sử văn hoá dân tộc.


Đọc thêm tại:

Đền Hùng ngày càng được trùng tu khang trang hơn

     Vào những thập niên đầu của thế kỷ XX, nhiều lễ hội đền vẫn tiếp tục được tổ chức hoành tráng để tôn vinh các vị anh hùng dân tộc có nhiều công lao trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Đặc biệt, nhiều khu di tích lịch sử – văn hoá được trùng tu xây dựng với quy mô lớn, như khu di tích đền Hùng ở Phú Thọ đã được sự cung tiến tiền của, công đức của một số thương gia  lớn hảo tâm ở chợ Đồng Xuân (Hà Nội), năm 1919 đã tiến hành xây 495 bậc đá từ đền Hạ, qua đền Trung đến đền Thượng.

     Nhân dân các làng xã quanh khu di tích đền Hùng đã tự nguyện quyên góp tiền của để trùng tu sửa chữa các ngôi đền trên núi Nghĩa Lĩnh thêm khang trang đẹp đẽ, để hàng năm tổ chức lễ hội cúng giỗ các vua Hùng vào ngày mùng 10 tháng 3 (âm lịch) với quy mô quốc lễ. Đến năm 1937, học giả Nguyễn Văn Huyên đã công bố nhiều tư liệu quý hiếm về lễ hội tôn thờ Thánh Gióng ở làng Phù Đổng thuộc địa phận tỉnh Bắc Ninh (nay là Gia Lâm, Hà Nội) và Giáo sư có nhận xét rằng, đây là một lễ hội lớn của dân tộc Việt Nam, có quy mô tổ chức chặt chẽ, biểu thị khí phách hào hùng của dân tộc.

Đền Hùng ngày càng được trùng tu khang trang hơn

    Nhìn chung, lễ hội đền trong giai đoạn này đã góp phần to lớn làm thức dậy lòng yêu nước, niềm tự hào tự tôn dân tộc, nhớ về cội nguồn và tổ tiên giống nòi, thông qua việc tổ chức các lễ hội linh đình để tưởng niệm và tôn vinh các vị anh hùng dân tộc tiêu biểu như: các vua Hùng, các vị Thánh trong “Tứ bất tử”, Hai Bà Trưng và các bộ tướng, Trần Hưng Đạo và các bộ tướng, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, v.v… Đặc biệt khi đó mới xuất hiện lễ hội giỗ trận Đông Đa để tôn thờ vua Quang Trung và tưởng niệm các chiến binh hi sinh trong trận đánh lịch sử, giải phóng kinh thành Thăng Long khởi ách xâm lược của nhà Thanh vào đúng ngày mùng 5 Tết. Đây là một sự kiện lịch sử quan trọng trong lịch sử chông giặc ngoại xâm của dân tộc ta.



Lễ hội dân gian truyền thống Việt Nam luôn được duy trì và phát triển

     Như vậy, trong suốt giai đoạn dài từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, lễ hội dân gian truyền thống phát triển tương đối ổn định theo quy mô lớn cả về nội dung lẫn hình thức, với ba loại hình cơ bản gồm: lễ hội đền (miếu, điện, phủ), lễ hội chùa và lễ hội đình làng. Khi đó trong thần điện của lễ hội truyền thống được bổ sung thêm nhiều vị thần linh mới. Họ đều là những vị anh hùng dân tộc của các thời kỳ lịch sử kế tiếp nhau như: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, v.v… Cũng giống như các thời đại lịch sử trước, lễ hội dân gian truyền thống ở giai đoạn này vẫn bảo lưu và gìn giữ được các di sản văn hoá – lễ hội dân gian của nền văn hoá dân tộc và tiếp tục phát huy các giá trị văn hoá thuộc về bản sắc văn hoá dân tộc cho muôn đời con cháu mai sau.

Lễ hội dân gian truyền thống Việt Nam luôn được duy trì và phát triển

     Tình hình văn hoá – lễ hội dân gian cổ truyền trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ diễn ra khá phức tạp. Để dễ bề cai trị và áp bức bóc lột nhân dân ta, thực dân Pháp dựa vào bộ máy cai trị thối nát vốn có của triều đình nhà Nguyễn từ trung ương đến các địa phương. Đó là hệ thống vua quan phong kiến và bọn địa chủ cường hào, ác bá; và hội đồng kỳ mục tại các làng xã của người bản xứ. Đồng thời chúng tiếp tục duy trì quan hệ sản xuất phong kiến và nền kinh tế tiểu nông lạc hậu lỗi thời, cùng với hệ thống làng xã cổ truyền nhỏ lẻ, khép kín ở nông thôn Việt Nam. Do cơ cấu làng xã vẫn còn được duy trì như cũ, nên các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian tuy có biến động, song về cơ bản, các hoạt động văn hoá tinh thần vẫn được bảo lưu như: tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội dân gian và hệ thống phong tục tập quán cổ truyền vẫn được tổ chức tại các làng xã như trước đây. Thời gian tổ chức các lễ hội dân gian vẫn được tiến hành rất sôi động vào mùa xuân và mùa thu, nhưng các lễ hội tổ chức vào mùa xuân đã chiếm ưu thế cả về số lượng và quy mô, so với lễ hội mùa thu về không gian tiến hành các lễ hội dân gian, người ta vẫn lấy các ngôi đền, đình và chùa làng làm trung tâm và diễn trường của lễ hội như ở các thời kỳ trước đó. Các lễ hội đền tôn vinh các vị anh hùng dân tộc như: các vua Hùng, Thánh Gióng, Thánh Tản Viên, v.v… đều được tổ chức rất linh đình. Ví như: lễ hội đền Phù Đổng tôn thờ Thánh Gióng, người anh hùng đánh giặc huyền thoại của nước ta, được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 9 tháng 4 (âm lịch), đã thu hút hàng chục nghìn người đến tham dự. Đây là một lễ hội truyền thông diễn tả lại sự kiện lịch sử chiến thắng giặc Ân của quân dân nước Văn Lang ở thời vua Hùng Vương thứ 6, được dân gian lịch sử hoá và biểu tượng hoá thành thần tượng Thánh Gióng. Và Ngài được nhân dân suy tôn là một trong bốn vị thánh bất tử trong thần điện dân gian người Việt. Lễ hội làng Phù Đổng đã tạo được cảm xúc cho những ai đã từng được chứng kiến, ngay cả người nước ngoài. Như học giả Pháp Đuymuchie rất đỗi ngạc nhiên và thán phục khi viết về lễ hội này trong cuốn:Một ngày hội tôn giáo của người An Nam như sau:”Ở châu Âu cổ kính của chúng ta, thử hỏi dân tộc nào lại hãnh diện là còn được tiến hành kỷ niệm một sự kiện anh hùng trong lịch sử của mình đã xảy ra từ hai nghìn ba trăm năm trước?…”



Giải phòng thống nhất đất nước và thành lập triều Nguyễn

    Đến cuối thế kỷ XVIII, cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến là chúa Nguyễn ở Đàng Trong và chúa Trịnh ở Đàng Ngoài kéo dài hàng trăm năm vẫn chưa chấm dứt, cuộc sống của nhân dân lao động vô cùng bức bách, dẫn đến có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổi lên chống lại chúa Trịnh và chúa Nguyễn diễn ra trong cả nước. Đáng chú ý nhất là phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn do Nguyễn Huệ lãnh đạo, đã tập trung binh lực hành quân lần thứ nhất từ Nam ra Bắc tiêu diệt các tập đoàn phong kiến phản động, thống nhất đất nước, chấm dứt cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều.     Sau đó, nghĩa quân Tây Sơn đã trao lại thành Thăng Long cho nhà Lê mục nát do Lê Chiêu Thống làm đại diện. Để tiêu diệt phong trào khởi nghĩa Tây Sơn, Lê Chiêu Thống đã hèn nhát chạy sang cầu cứu triều đình Mãn Thanh (Trung Quốc). Vin vào cớ đó, quan quân nhà Thanh tràn sang xâm lược nước ta, chiếm đóng kinh đô Thăng Long. Trước nạn giặc ngoại xâm giầy xéo non sông đất nước, phong trào nông dân Tây Sơn do Nguyễn Huệ lãnh đạo đã tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Người anh hùng “Cờ đào áo vải” tự lãnh lấy trách nhiệm nặng nề và vẻ vang, lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, cấp tốc hành quân ra Bắc. Chỉ chưa đầy một tuần lễ, nghĩa quân Tây Sơn đã giải phóng kinh thành Thăng Long vào đúng ngày mùng 5 Tết, năm 1789, hoàn thành sự nghiệp vẻ vang giải phóng dân tộc và thôhg nhất đất nước.

Giải phòng thống nhất đất nước và thành lập triều Nguyễn

      Vào những năm đầu của thế kỷ XIX, tập đoàn phong kiến họ Nguyễn do Nguyễn Ánh cầm đầu, đã tiến hành cuộc chính biến chiếm ngôi vua lấy hiệu là Gia Long, lập ra kỷ nguyên mới cho triều chính nhà Nguyễn, và lấy Huế làm kinh đô của Việt Nam. Triều đình nhà Nguyễn vẫn lấy Nho giáo làm quốc giáo, cai trị đất nước bằng Bộ luật Gia Long, với tham vọng củng cố địa vị của giai cấp phong kiến thống trị. Nhà nước vẫn dựa vào làng xã làm đơn vị cơ sở, giống như các triều đại phong kiến Đại Việt trước kia. Mọi hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian như nếp sống, phong tục, tín ngưỡng và lễ hội dân gian vẫn được duy trì như ở thời kỳ nhà Lê Trung Hưng. Đặc biệt như lễ hội đền Hùng và các lễ hội tôn vinh các anh hùng dân tộc được tổ chức với quy mô rất hoành tráng, hướng về cội nguồn tổ tiên giống nòi và lịch sử văn hoá dân tộc.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: khai niem van hoa, lễ hội truyền thống

Tình hình đạo giáo nước ta Thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII – XVIII)

      Đến sau thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII – XVIII), triều đình nhà Lê bị suy yếu, tình hình đất nước không ổn định, nạn chia cắt và cát cứ của các tập đoàn phong kiến trong nước hoành hành, làm cho đời sống của nhân dân vô cùng khốn đốn. Trong bối cảnh đó, nhân dân lao động đã tìm đến với đạo Phật và Đạo giáo để làm chỗ dựa về mặt tâm lí và tâm linh. Khác hẳn với đạo Phật và Đạo giáo thời Lý – Trần, chúng được phục hồi dựa trên cơ sở xã hội loạn lạc và khủng hoảng nghiêm trọng.

     Nhất là Đạo giáo ở giai đoạn này bộc lộ nhiều mặt tiêu cực và cực đoan. Một dạng biến thể của Đạo giáo khi vào nước ta biến đổi thành Đạo giáo Phù thuỷ (hay đạo Phù thuỷ), mà hiện thân của nó là tín ngưỡng Tam phủ và Tứ phủ vốn có sẵn từ trước, đến thế kỷ XVI, xuất hiện thêm một phủ mới là phủ Nhân gian, do Mẫu Liễu Hạnh cai quản, để trở thành tín ngưỡng thờ Mẫu hay đạo Mẫu dân gian. Và Mẫu Liễu Hạnh đã được dân gian tôn vinh là một trong bốn vị Thánh bất tử. Cũng do ảnh hưởng của Đạo giáo Phù thuỷ mà trong các lễ hội tôn thờ các vị anh hùng văn hoá – lịch sử, người ta thấy xuất hiện các nghi lễ của đạo này như: lễ hội thờ Thánh Gióng, lễ hội thờ Thánh Tản Viên, lễ hội thờ Thánh Trần Hưng Đạo và các vị tướng lĩnh, lễ hội thờ Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh, v.v…

Tình hình đạo giáo nước ta Thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII – XVIII)

     Mặt khác, Đạo giáo Thần tiên là một dạng khác của Đạo giáo khi du nhập vào nước ta mà biến đổi thành, tiêu biểu là việc tôn thờ Chử Đồng Tử (tương truyền Ngài là tổ sư của đạo Thần tiên, hay còn gọi là Chử Đạo Tổ), được dân gian suy tôn là một trong bốn vị Thánh bất tử (“Tứ bất tử”), được thờ tự chính thức trong thần điện của người Việt từ bao đời nay.

     Tuy thế, trong giai đoạn lịch sử từ thế kỷ XVII – XVIII, nhiều khu di tích lịch sử – văn hoá mang tính quốc gia đã được trùng tu sửa chữa lớn như: khu di tích đền Hùng thờ các vua Hùng, khu di tích đền Đô thờ Lý Bát Đế, khu di tích đền thờ vua Đinh, vua Lê; các đền thờ các vị Thánh “Tứ bất tử” (gồm: Thánh Gióng, Thánh Tản Viên, Thánh Chủ Đồng Tử, và Thánh Mẫu Liễu Hạnh), các đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng; các đền thờ Trần Hưng Đạo và các vị tướng, v.v… Song song với việc này thì các lễ hội đền thờ các vị anh hùng lịch sử và danh nhân văn hoá cũng được tổ chức vớiquy mô lớn, hoành tráng hơn trước kia.


Đọc thêm tại:

Sự xuất hiện của Đình làng ở nước ta

     Đến đầu thế kỷ XV, sau khi người anh hùng dân tộc Lê Lợi tiến hành cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược giành thắng lợi, triều đại nhà Lê ra đời tiếp tục giương cao ngọn cờ độc lập tự chủ, củng cố xây dựng quốc gia Đại Việt hùng cường, xác lập vị thế của nước ta trong khu vực và trên thế giới. Khác hẳn với các triều đại trước, nhà Lê đã chọn Nho giáo làm quốc giáo để xây dựng nhà nước phong kiến tập quyền có kỷ cương, phát triển văn hoá học thuật, mở rộng giáo dục đào tạo (chế độ học hành thi cử) theo phong cách của đạo Nho.

Sự xuất hiện của Đình làng ở nước ta

     Năm 1422, nhà Lê mở khoa thi tiến sĩ để chọn nhân tài cho bộ máy nhà nước. Cùng vớ I sự tồn tại của hệ thông làng xã thì những sinh hoạt văn hoá dân gian vẫn được bảo lưu và phát triển sôi động hơn trước, nhất là các lễ hội dân gian truyền thông. Khi ấy trung tâm văn hoá, chính trị – xã hội của các làng xã chuyền hẳn từ ngôi chùa sang đình làng. Đình làng ra đời từ khi nào, đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác, nhưng qua các tài liệu đã công bố thì đình làng được xây dựng nhiều nhất vào cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI, khi Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Như đã nêu, thực chất của tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng là việc tôn thờ các vị anh hùng dân tộc tại các đền miếu, đến khi ngôi đình làng xuất hiện thì phần lớn các vị thần Thành hoàng được thờ vọng tại đó. Việc thờ cúng tế lễ thần Thành hoàng tại đình làng, về cơ bản là theo phong cách của Nho giáo. Và kể từ thời Lê trở đi, các vị thần thánh của người Việt nói chung, các vị thần Thành hoàng làng nói riêng, đều được nhà nước phong kiến công nhận và đều được vua ban sắc phong thần. Vì theo quan điểm của Nho giáo thì nhà vua là Thiên tử (tức con Trời), thay mặt Thượng đế làm chủ bách thần. Thời đó, nhà Lê còn cho biên soạn cuốn Tự điển (điển lễ về việc thờ tự) để dùng thống nhất trong cả nước. Đồng thời, triều đình nhà Lê còn ban hành Bộ luật Hồng Đức để duy trì pháp luật và kỷ cương trong nước, vì vậy mà có nhiều thiết chế xã hội đã bị thay đổi về căn bản so với thời Lý – Trần.

     Như vậy, từ sự xuất hiện ngôi đình làng và việc thờ phụng thần Thành hoàng ở đình làng đã cho ra đời một loại hình lễ hội mới, lấy đình làng làm trung tâm diễn trường tế lễ và hội hè, đình đám. Hiện tượng lễ hội dân gian được hình thành và phát triển thông qua mối quan hệ tương giao giữa Nho giáo với tín ngưỡng dân gian bản địa là một hiện tượng văn hoá độc nhất vô nhị ở nước ta. Hầu như ở làng nào cũng có ít nhất một ngôi đình làng, ngoại trừ một số làng lớn có nhiều thôn, thì mỗi thôn lại có riêng một ngôi đình. Cũng vì lẽ đó mà người ta cho rằng lễ hội dân gian tổ chức ở đình làng là “hội làng” hay “hội hè đình đám”, cách hiểu như vậy có thể chấp nhận được. Tuy lễ hội đình làng phát triển khá mạnh cả về hình thức và nội dung, cũng như số lượng, nhưng dạng lễ hội chùa vẫn được tổ chức song song với các loại lễ hội đền miếu và loại lễ hội đình làng.    



Vai trò của ngôi chùa Làng

     Mặt khác, trong quá trình xây dựng quốc gia phong kiến độc lập tự cường, nhà nước Đại Việt đã nhận ra rằng cần phải sử dụng lễ hội dân gian truyền thống làm phương tiện đề cao ý thức độc lập tự chủ, đề cao truyền thống lịch sử – văn hoá dân tộc, đề cao tinh thần dân tộc trước hoạ xâm lăng của kẻ thù ngoại bang. Các triều đại phong kiến từ Đinh – Lê, đến thời Lý – Trần, đều đã lấy Phật giáo làm quốc giáo. Nhiều vị sư tăng được mời tham gia triều chính, như làm cô vấn đối nội và đối ngoại cho các triều vua.

     Nhưng Nho giáo và Đạo giáo vẫn được nhà nước coi trọng. Vì vậy, lịch sử gọi thời kỳ này là thời đại của “Tam giáo đồng nguyên”. Khi Phật giáo chiếm vị trí độc tôn đã tạo điều kiện thuận lợi cho chùa chiền mọc lên ở khắp các làng xã của Đại Việt. Trước kia, các hình thức sinh hoạt văn hoá – lễ hội dân gian thường diễn ra ở các ngôi đền miếu là chủ yếu, nay đã chuyển dần vào ngôi chùa làng; và ngôi chùa làng đã trở thành không gian tâm linh lí tưởng của lễ hội dân gian tại các làng xã. Mặt khác, ngôi chùa làng ở nước ta không chỉ thờ Phật mà còn thờ cả hậu Phật nữa (là các vị sư tổ đã tu hành đắc đạo, khi họ mất trở thành hậu Phật, nhưng họ vẫn được suy tôn là thánh thần trong thần điện dân gian). Khi ấy, nhiều lễ hội chùa ở một số địa phương thuộc châu thổ sông Hồng được tổ chức rất linh đình. Bởi vì giáo lí của đạo Phật rất gần gũi với tâm thức dân gian của người Việt. Nó tác động mạnh mẽ vào nhân sinh quan và thế giới quan, cũng như đối với các chuẩn mực đạo đức và óc thẩm mĩ của cư dân nông nghiệp nước ta. Do vậy, trong hầu hết các lễ hội chùa vẫn có sự đan xen và hoà quyện giữa các nghi lễ của đạo Phật với các nghi lễ của tín ngưỡngdân gian bản địa. Bởi lẽ, các lễ hội chùa đều vừa sùng bái đức Phật, lại vừa tôn thờ các vị thánh thần dân gian.

Vai trò của ngôi chùa Làng

     Bên cạnh các lễ hội chùa, nhiều lễ hội đền miếu được nhà nước phong kiến sử dụng nhằm nêu cao ý thức độc lập tự cường dân tộc, như ở thời Lý, triều đình đã nâng lễ hội làng Phù Đổng tôn thờ Thánh Gióng lên thành quốc lễ, vì trong việc tổ chức lễ hội có sự tham gia chỉ đạo của nhà nước. Hoặc trong sách Việt điện u linh, có nói rõ việc triều đình nhà Lý đã chú ý đến tín ngưỡng thờ các vị anh hùng dân tộc và các lễ hội dân gian truyền thống trong cả nước. Nhờ đó mà hoạt động văn hoá lễ hội dân gian được chấn hưng và phát triển mạnh mẽ hơn trước.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: van hoa la gi, lễ hội truyền thống việt nam

Nho giáo và Đạo giáo du nhập vào nước ta

     Trong những năm đầu của thiên niên kỷ thứ I, Nho giáo và Đạo giáo cùng theo gót giặc xâm lược phương Bắc truyền vào nước ta. Song, lúc đầu các tôn giáo này đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của tín ngưỡng dân gian bản địa và tâm thức, cũng như đời sống tâm linh của nhân dân ta. về sau, trong quá trình tiếp xúc, giao lưu văn hoá giữa các tôn giáo ngoại nhập này với hệ tín ngưỡng dân gian bản địa đã xuất hiện một tín ngưỡng mới như: tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng, hay tín ngưỡng Tam phủ và Tứ phủ trong đời sống tâm linh dân tộc Việt. Khi đó, các nghi lễ và nghi thức của các tôn giáo du nhập nhanh chóng bị phong tục hoá và dân gian hoá (hay Việt Nam hoá), rồi được dung nạp vào thần điện của các lễ hội dân gian của cư dân nông nghiệp nước ta, làm cho lễ hội dân gian của người Việt không chỉ phong phú về mặt nội dung, mà còn đa dạng hoá về mặt hình thức biểu đạt.

Nho giáo và Đạo giáo du nhập vào nước ta

   Trong thời kỳ quốc gia phong kiến Đại Việt (từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX), đã hội tụ nhiều yếu tố văn hoá căn bản, tạo đà thuận lợi cho lễ hội dân gian truyền thống phát triển mạnh mẽ và toàn diện về cả hình thức lẫn nội dung. Trên cơ sở nhà nước phong kiến chủ trương khôi phục và phát triển đất nước trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị và văn hoá – xã hội. Kế thừa truyền thống lịch sử – văn hoá dân tộc ở những giai đoạn trước, nhà nước đặc biệt quan tâm đến sự chấn hưng và phát triển nền văn hoá Đại Việt lên những thang bậc và đỉnh cao mới. Trong lĩnh vực kinh tế của đất nước, nông nghiệp vẫn giữ vai trò làm chủ đạo, nhà nước vẫn lấy làng xã làm đơn vị cơ sở để quản lí đất nước. Vì thế, đời sống văn hoá – xã hội ở nông thôn nước ta vẫn được củng cố và bảo lưu từ những thời kỳ trước, nay càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ, nhất là các hình thức sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng dân gian, trong đó có sinh hoạt văn hoá lễ hội là sôi động hơn cả.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn hóa là gì, lễ hội truyền thống

Truyền thống

     Căn cứ vào các nguồn tài liệu lịch sử, tôn giáo và dân tộc học thì Phật giáo từ Ân Độ du nhập vào nước ta cách đây khoảng trên dưới 2000 năm. Đến thế kỷ VI thì Luy Lâu (nay thuộc Thuận Thành, Bắc Ninh), là trung tâm Phật giáo lớn nhất nước ta, được ghi trong sách Thiền uyển tập anh ngữ lục, như: “Có hơn 20 ngọn bảo tháp, độ được 15 bộ kinh”. Khi ấy, Phật giáo Luy Lâu gắn liền với tín ngưỡng dân gian được phong tục hoá và dân gian hoá. Nó biểu hiện tâm lí, lòng mong ước và thế giới quan của người dân trồng lúa nước vùng đồng bằng sông Hồng.

Truyền thống

     Do những chính sách nô dịch về văn hoá của các tập đoàn phong kiến phương Bắc, ở thời kỳ này, trong tâm thức dân gian của người Việt cũng như trước kia, vẫn tiếp tục lưu truyền các truyền thuyết lịch sử về cội nguồn dân tộc và tổ tiên giống nòi, nhằm củng cố bản lĩnh, tinh thần dân tộc. Các truyền thuyết lịch sử đó đã được dân gian huyền thoại hoá và thần thánh hoá để trở thành tín ngưỡng thờ các vị anh hùng dân tộc rất độc đáo của người Việt. Theo quan niệm dân gian, thì việc tôn thờ ngợi ca các vị anh hùng lịch sử và danh nhân văn hoá trong các lễ hội dân gian là dễ thực hiện nhất, nhằm bày tở lòng ngưỡng mộ, biết ơn và kính trọng đối vớicác bậc tổ tiên, và tín ngưỡng thờ tổ tiên đã trở thành hạt nhân tín ngưỡng của các lễ hội tổ chức tôn vinh, tưởng niệm Âu Cơ và Lạc Long Quân, các vua Hùng, cùng vớicác lễ hội tôn thờ các vị anh hùng huyền thoại như: Thánh Gióng, Thánh Tản Viên, Thánh Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa, v.v… Cũng ở trong thời kỳ này đã xuất hiện nhiều vị anh hùng dân tộc lãnh đạo nhân dân, đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi giặc ngoại xâm như: Hai Bà Trưng (năm 40 – 43), Bà Triệu Thị Trinh (ởthế kỷ III), Lí Bí, Triệu Quang Phục, Phùng Hưng, v.v… 
    Cho dù các cuộc khởi nghĩa này đều bị thất bại, họ đều anh dũng hi sinh vì giang sơn gấm vóc, song tên tuổi và sự nghiệp của họ mãi mãi đi vào sử sách của dân tộc. Nhân ngày giỗ của các vị anh hùng dân tộc, nhân dân đã tổ chức lễ hội trọng thể để tưởngniệm và lập đền miếu để tôn thờ ở nhiều địa phương trong cả nước(tại những nơi họ đã sinh thành, hoặc nơi họ đánh giặc và hi sinh vì nước). Bằng những hình thức trang nghiêm để suy tôn tưởng niệm các vị anh hùng dân tộc trong các lễ hội dân gian, để cho họ được hoá thân vào các thần điện của tâm linh dân tộc. Có lẽ đây là một phương thức độc đáo, vừa hiệu quả cao, lại vừa che mắt được kẻ thù, đồng thời là một cách ứng xử khôn khéo và uyển chuyển của tổ tiên cha ông chúng ta, nhằm duy trì và phát huy những truyền thống văn hoá và truyền thống lịch sử của dân tộc được sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân. Vì vậy, cho dù bị giặc phương Bắc cai trị và nô dịch hàng nghìn năm, dân tộc ta vẫn bảo tồn và phát huy được nền văn hoá gốc (bản địa) của mình vô cùng phong phú, đa dạng, mang bản lĩnh và bản sắc dân tộc độc đáo, và không hề thua kém bất cứ một dân tộc nào trên thế giới đương thời.


Đọc thêm tại:

Nền kinh tế nông nghiệp cổ truyền phát triển

    Ở thời kỳ này, nền kinh tế nông nghiệp cổ truyền nước ta vẫn tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu lớn lao. Từ một vụ lúa Mùa thu, nay từng bước cấy thêm vụ lúa Chiêm vào mùa xuân. Theo phương thức sản xuất mới của nghề nông với hai vụ lúa, đã là nguồn động lực căn bản thúc đẩy văn hoá xã hội phát triển toàn diện và mạnh mẽ hơn trước. Người nông dân đã có hiểu biết cao hơn về môi trường tự nhiên, về thời vụ và lịch tiết để áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Cùng với việc phát triển vụ lúa Xuân và áp dụng lịch tiết theo âm lịch (tức lịch theo trăng) thì phong tục ăn Tết Nguyên đán vào mùa xuân cũng xuất hiện, dẫn đến thời gian tổ chức lễ hội đã dịch chuyển dần từ mùa thu sang mùa xuân. Đây là những bước chuyển biến căn bản trong các sinh hoạt văn hoá dân gian cổ truyền dân tộc. Khi đó số lượng các lễ hội dân gian được tổ chức vào mùa xuân, dịp sau Tết Nguyên đán đã dần chiếm ưu thế.

Nền kinh tế nông nghiệp cổ truyền phát triển

    Tuy nhiên, lễ hội tổ chức vào mùa thu vẫn còn được bảo lưu vì vụ lúa Mùa thu vẫn là vụ lúa chính trong năm theo chu kỳ sản xuất nông nghiệp lúa nước. Đây là một sự kiện văn hoá lớn lao đã được nguồn thư tịch cổ Trung Quốc ghi chép khá rõ, như sách Tuỳ thư địa lí chí đã viết về lễ Tết và phong tục tập quán của người Việt cổ vào khoảng giữa thế kỷ I sau Công nguyên như sau: “Năm nào đến ngày Nguyên đán, người ta củng dọn cỗ bàn linh đình cúng tổ tiên, trai gái ăn chay, và dùng hương hoa niệm Phật, rồi rủ nhau chơi đu ném còn, hát múa, kéo co, bên nào được cuộc thì uống rượu, bên nào thua cuộc thì phải chịu uôhg nước lã”; Hoặc là: “Tháng bảy làm hình mã đốt cúng vong hồn. Trong làng xóm có hội bơi trải, đua thuyền. Tháng tám nhà nông giết trâu bò, tế thần đất, nói kệ, bày tượng, chơi trò leo cột, đập tay, làm lễ Phật cầu yên”.

   Qua các thư tịch kể trên, ta thấy được nội dung của các nghi lễ trong nhiều lễ hội ở thời kỳ này không chỉ có các nghi lễ thờ cúng tổ tiên, tôn thờ các vị thần tự nhiên, thờ cúng vật tổ, tín ngưỡng phồn thực nông nghiệp v.v…, mà trong giai đoạn này đã thấy xuất hiện một số yếu tố hạt nhân của tín ngưỡng dân gian bản địa ở các lễ hội nông nghiệp của giai đoạn trước, đã bị thay thế bằng một số nghi lễ của đạo Phật. Điều đó chứng minh rằng, Phật giáo đã bắt đầu tác động mạnh mẽ vào tâm thức dân gian của cư dân nông nghiệp nước ta, và chuẩn bị cho sự xuất hiện một dạng lễ hội mởi, tổ chức ở các ngôi chùa làng. Khi ấy, đời sống tâm linh của người nông dân hướng tới đạo Phật để cầu mong đức Phật cứu khổ, cứu nạn, và giúp cho họ thoát khởi cuộc sống nô lệ khổ đau. Do vậy, mà chùa chiền mọc lên ở khắp các làng quê, đồng thời lễ hội dân gian còn được tổ chức tại các ngôi chùa lớn, nơi Phật giáo du nhập vào những năm đầu Công nguyên, như lễ hội chùa Dâu, với khởi nguyên lịch sử có thể theo dõi chắc chắn được từ thế kỷ thứ II sau Công nguyên.



Tinh hoa văn hóa Việt Nam

    Thông qua các mối quan hệ giao lưu và tiếp biến văn hoá giữa nước ta với các nền vàn hoá lớn là Trung Quốc và Ân Độ, tổ tiên chúng ta đã tự điều chỉnh, ứng biến và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá của họ, để làm giàu thêm cho nét đẹp truyền thông và bản sắc văn hoá dân tộc.

    Tuy nhiên, quá trình giao lưu này, có lúc diễn ra một cách hoà bình tự nguyện, tự giác. Song có khi rất kiên quyết chông lại sự cưỡng bức và áp đặt của kẻ thù xâm lược, muôn đồng hoá và xoá tên nước ta trên bản đồ thê giới. Điều đó đã được các nhà nghiên cứu về lịch sử văn hoá Việt Nam (hay Việt Nam học) trong nước và ngoài nước phải thừa nhận.

Tinh hoa văn hóa Việt Nam

    Nền văn hoá nước ta ở thời kỳ này đã có sự cân bằng tương đổi giữa các yếu tô nội sinh và ngoại sinh. Các yếu tố văn hoá nội sinh luôn giữ vai trò chủ đạo, làm hạt nhân cơ bản cho sựphát triển nền văn hoá dân tộc, và thúc đẩy tiến trình du nhập của các tôn giáo chính thống: Phật giáo, Đạo giáo, và Nho giáo từ Ấn Độ và Trung Quốc truyền vào Việt Nam.

    Cả ba tôn giáo này muốn tồn tại được ở nước ta, thì chúng đều phải tự điều chỉnh, tự biến đổi sao cho phù hợp với tín ngưỡng dân gian bản địa. Dưới thời Bắc thuộc, mặc dù sông trong cảnh nô lệ, để nêu cao lòng yêu nước, hướng về cội nguồn dân tộc, người Việt khi đó vẫn tiếp tục duy trì việc tổ chức các sinh hoạt văn hoá dân gian, nhất là các lễ hội truyền thông ở khắp các làng quê, nơi mà kẻ thù khó bề quản lí và kiểm soát hết được.

    Có thể nói rằng, các làng xã của người Việt khi ấy không chỉ được coi là những pháo đài kiên cố chống giặc xâm lược, mà còn là những pháo đài vững chắc để chống lại sự đồng hoá về văn hoá của kẻ thù, và bảo tồn phát huy vốn di sản văn hoá bản địa, cùng với bản sắc dân tộc.



Các tín ngưỡng dân gian bản địa của người Việt

    Chúng ta vừa nêu một cách khái lược về hệ thông lễ hội được hình thành trên cơ sở các tín ngưỡng dân gian bản địa của người Việt như: tục thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng nông nghiệp cổ, tục thờ phụng các anh hùng lịch sử và danh nhân văn hoá, tục thờ Mẫu và thờ Bà, đều được tổ chức tôn vinh, tưởng niệm tại các ngôi đình, chùa, đền (miếu, điện, phủ) ở khắp các làng xã trong cả nước, về quy mô tổ chức lễ hội để tưởng niệm các vị thần thánh linh thiêng đó, theo định kỳ hàng năm thường gắn với không gian văn hoá – xã hội của từng làng, nơi có đền thờ (hay miếu, điện, phủ).

Các tín ngưỡng dân gian bản địa của người Việt

    Những lễ hội như thế cũng chính là lễ hội làng (hay còn gọi là hội làng). Còn những lễ hội với quy mô lớn của nhiều làng (liên làng) hay vùng miền… như lễ hội đền Hùng (Phú Thọ), lễ hội đền Trường Yên (Hoa Lư, Ninh Bình), lễ hội đền Thánh Gióng làng Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội), lễ hội đền Kiếp Bạc (Hải Dương), v.v… trước kia dưới thời phong kiến, triều đình đều cử Thượng thư Bộ Lễ về cùng các quan đầu tỉnh, thành đứng ra tổ chức tế lễ rất linh đình, trọng thể và được coi là quốc lễ. Vào những dịp quốc lễ như thế, nhân dân khắp nơi trong vùng miền, hay cả nước kéo nhau về tham dự trẩy hội rất đông vui, náo nhiệt, và từ lâu đã thành truyền thông văn hoá của người dân đất Việt luôn hướng về tổ tiên giống nòi, cội nguồn lịch sử – văn hoá dân tộc.

    Theo tiến trình lịch sử văn hoá nói chung và lịch sử lễ hội dân gian truyền thống nói riêng, sự giao lưu và tiếp biến văn hoá giữa lễ hội với các tôn giáo ngoại nhập là một quy luật khách quan tất yếu. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng, trước khi có sự du nhập của các tôn giáo từ bên ngoài vào nước ta, thì người Việt cổ đã có một nền văn hoá – lễ hội bản địa khá hoàn thiện và vững chắc, làm cơ sở nền tảng cho việc giao lưu, hoà nhập với các nền văn hoá của các dân tộc láng giềng, khu vực và trên thê giới ở các giai đoạn lịch sử kế tiếp sau này.

    Khi khảo cứu văn hoá – lễ hội trong thời kỳ Bắc thuộc, nhiều người cho rằng, đây là thời kỳ nền văn hoá dân tộc trải qua nhiều thử thách lớn lao, sống nhờcó bản lĩnh kiên định vững vàng của nền văn hoá dân tộc thời Hùng Vương dựng nước, mà đỉnh cao là văn hoá – văn minh Đông Sơn, nên nền văn hoá dân tộc ta trong suốt nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ vẫn tồn tại và phát triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn. 



Từ khóa tìm kiếm nhiều: khai niem ve van hoa, lễ hội truyền thống

Tục thờ Mẫu của người Việt đã giao hoà

    Theo tiến trình lịch sử dân tộc, tục thờ Mẫu (hay còn gọi là đạo Mẫu) được người Việt đi mở nước mang theo vào miền Trung và miền Nam. Khi đến khai phá những vùng đất mối, tục thờ Mẫu của người Việt đã giao hoà với tín ngưỡng thờ Nữ thần Pô Nagar của người Chăm ở miền Trung để trở thành tục thờ Bà Mẹ Xứ Sở, rồi được Việt hoá thành Thánh Mẫu Thiên Yana (tức bà Chúa Tiên ở Huế, hay bà Chúa Ngọc ở Nha Trang), được các vua của triều đình phong kiến nhà Nguyễn sắc phong Thượng đắng thần và tặng thêm nhiều mĩ tự. về sau tiếp tục đi vào Nam Bộ để thành tục thờ bà Chúa Xứ ở Châu Đốc, An Giang (do giao lưu với tín ngưỡng thờ nữ thần của người Chăm), và tục thờ Bà Đen do giao lưu với tín ngưỡng Chăm – Khơmer ở Tây Ninh mà thành.

Tục thờ Mẫu của người Việt đã giao hoà

    Trên cơ sở tục thờ Mẫu của người Việt ở Bắc Bộ truyền vào Trung Bộ và Nam Bộ, giao hoà với tín ngưỡng thờ Nữ thần của người Chăm và một sô” yếu tố tín ngưỡng của người Khơmer, rồi được Việt hoá thành tục thờ Bà. Suy cho cùng đều có nguồn gốc từ tục thờ Nữ thần của người Việt cổ (ở vùng quê hương đất tổ), nhằm phản ánh truyền thống coi trọng các bà mẹ, đồng thời còn phản ánh sự đề cao địa vị và vai trò của người phụ nữ trong xã hội cổ truyền ở nước ta xưa kia, đã trở thành truyền thống tốt đẹp góp phần tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc.

    Cũng giống như tục thờ cúng tổ tiên, tục thờ phụng các anh hùng và các danh nhân văn hoá, tục thờ Mâu và tục thờ Bà, đều là những cách thể hiện nhận thức sâu sắc của nhân dân ta về quê hương đất nước và con người Việt Nam, để tăng thêm lòng tự hào kiêu hãnh về truyền thông lịch sử văn hoá dân tộc. Cũng từ tục thờ Mẫu và thờ Bà đã hình thành nên tiểu hệ thống lễ hội tôn thờ các vị Thánh Mẫu hay Thánh Bà ở các ngôi đền, điện hay phủ tại nhiều làng xã trong cả nước từ Bắc vào Nam như: lễ hội Phủ Dầy (Nam Định), lễ hội Phủ Tây Hồ (Hà Nội), lễ hội Phủ Sòng (Thanh Hoá), và nhiều lễ hội đền thờ Mẫu khác ở Bắc Bộ; Lễ hội điện Hòn Chén (Huế), lễ hội Tháp Bà (Nha Trang), lễ hội vía Bà Chúa Xứ (Châu Đốc, An Giang), lễ hội vía Bà Đen (Tây Ninh), v.v…


Đọc thêm tại:

Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt cổ

    Từ phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt cổ về sau đã dẫn đến việc hình thành tục thồ phụng các vị anh hùng lịch sử, danh nhân văn hoá và các vị tổ sư bách nghệ. Có thể nói rằng, đây là sự mở rộng của tục thờ phụng tổ tiên trong gia đình, dòng họ ra toàn xã hội, để tở lòng ngưỡng mộ và biết ơn sâu sắc đối với các vị anh hùng dân tộc, nhưng đó cũng là một cách làm khôn ngoan để duy trì truyền thông tốt đẹp mà người xưa để lại.

    Trên cơ sở đó, người Việt đã tổ chức lễ hội để tôn vinh công danh, sự nghiệp của các anh hùng lịch sử hoặc các danh nhân văn hoá theo những ngày nhất định (có thể là ngày sinh hay ngày mất, hoặc ngày gắn liền với sự kiện lịch sử lớn mà người đó đã tham gia và lập công trạng…) trong chu kỳ một năm, thì đó chính là một cách làm giỗ chung do cộng đồng làng xã hoặc cộng đồng dân tộc mang tính quốc gia đứng ra tổ chức. Các lễ hội dân gian tôn thờ, tưởng niệm các vị anh hùng lịch sử, danh nhân văn hoá tại các đền miếu, đình chùa ở khắp các làng xã của nước ta, thể hiện ý chí của toàn dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước từ nghìn xưa đến ngày nay. Đó là một nét đặc trưng độc đáo của bản sắc văn hoá dân tộc, được bảo tồn và phát huy cao độ trong các lễ hội truyền thông của người Việt.

Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt cổ

    Ngoài ra, ở người Việt cổ còn có tục thờ Mẫu vốn có nguồn gốc lâu đời từ tục thờ Nữ thần trong tín ngưỡng bản địa, như vị nữ thần cổ xưa nhất của người Việt là Mẹ Âu Cơ; hoặc tục thờ Phật Mẫu Man Nương và bốn người con gái của bà là Pháp Vân Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện (Tứ Pháp) về thực chất cũng có nguồn gốc từ tục thờ Nữ thần của người Việt cổ. Trên cơ sở tục thờ Nữ thần như: Mẹ Đất, Mẹ Trời, Me Nước… để hình thành nên tục thờ các Mầu trong đạo Tam phủ hay Tứ phủ của người Việt cũng là một tín ngưỡng có nguồn gốc bản địa. Từ các vị nữ thần tượng trưng cho các lực lượng tự nhiên, như: Mẹ Đất là Mẫu Địa, Mẹ Trời là Mẫu Cửu Thiên (Mẫu Thiên), Mẹ Nước là Mẫu Thuỷ (hay Mẫu Thoải), Mẹ Núi rừng là Mẫu Thượng Ngàn. Đếnthế kỷ XVI, xuất hiện thêm Mẫu Liễu Hạnh, vốn là một nhân vật có thật về sau được dân gian huyền thoại hoá mà thành một Mẫu trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu, trong đó Mẫu Liễu Hạnh được đồng nhất vào Mẫu cửu Thiên, cùng với Mẫu Địa, Mẫu Thuỷ, và Mẫu Thượng Ngàn, trông coi bôn phủ (tứ phủ) là phủ Thiên (phủ trên Trời), phủ Địa (phủ dưới Đất), phủ Thuỷ (phủ dưới Nước: sông hồ, biển cả), và phủ Núi Ngàn (phủ Núi rừng).



Lễ Hội thường mang ý nghĩa gì?

    Sở dĩ người Việt cổ thời Hùng Vương mở hội vào mùa thu vì đây là lúc nông nhàn, khi vụ mùa vừa kết thúc thì người ta tổ chức lễ hội để tạ ơn Trời – Đất và các vị thần linh đã phù hộ cho cấy hái được mùa. Nhân đó họ tổ chức vui chơi giải trí sau một năm làm ăn gian nan, vất vả… Hơn nữa, nước ta ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, vào mùa thu thường hay có bão lụt xảy ra. Vì vậy, người nông dân vốn rất e ngại vì sự bất thường của thời tiết, nên họ tổ chức lễ hội để cầu xin thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hoà, để yên tâm làm ăn sinh sống.

Lễ Hội thường mang ý nghĩa gì?

    Hiện nay ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, ta vẫn còn thấy khá nhiều lễ hội tổ chức vào mùa thu. Đó chính là dấu vết của các lễ hội nông nghiệp cổ đại thời Hùng Vương còn được bảo lưu trong một sô” lễ hội; Hoặc tục đánh trống đồng nay vẫn còn thấy trong lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương ở đền Hùng (Phú Thọ). Tục đua thuyền cũng được bảo lưu cho đến tận bây giờ trong nhiều lễ hội ở đồng bằng sông Hồng, được minh định đã xuất hiện trong các lễ hội nông nghiệp cổ thời Hùng Vương, bằng việc giải mã các hình chạm khắc trên trống đồng Đông Sơn. Ngoài ra, trong ngày hội thuở ấy còn có tục trai gái hát đối đáp giao duyên, vui chơi nhảy múa… Đấy là những hoạt động văn hoá mang tính giải trí, vui nhộn của cư dân nông nghiệp cổ đại. Đồng thời khi ấy trong lễ hội còn có các trò tục hay nghi lễ mang tính phồn thực như tục rước ông Đùng bà Đà, trò Trám rước chúa Gái, trò tục cướp kén (những cái kén làm biểu tượng cho âm vật và dương vật), trò tục hú tùng dí (múa “dí” hình âm vật vào hình dương vật theo nhịp trống “tùng”), tục tắt đèn, tục chen, trò tục bắt chạch trong chum, v.v… hiện vẫn được bảo lưu trong nhiều lễ hội ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ của nước ta.

    Như vậy, lễ hội thời Hùng Vương là lễ hội hoàn toàn mang tính nông nghiệp, phản ánh nguyện vọng và ưóc mơ của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, đó là “mùa màng bội thu, nhân khang vật thịnh”. Mà căn Gỗi trong đời sống tâm linh của người Việt cổ là tín ngưỡng phồn thực, được tái hiện trong các lễ hội nông nghiệp cổ đại mang tính bản địa, thuần Việt. Ngoài việc tố chức các lễ hội nông nghiệp theo mùa, ở thời kỳ này trong đời sông xã hội đã xuất hiện các phong tục tập quán khá là văn minh như: phong tục về lễ tết, thờ cúng tổ tiên, cưới hỏi, ăn mặc, ở và đi lại, v.v… cũng mang đậm bản sắc văn hoá độc đáo của người Việt cổ.