Nho giáo và Đạo giáo du nhập vào nước ta

     Trong những năm đầu của thiên niên kỷ thứ I, Nho giáo và Đạo giáo cùng theo gót giặc xâm lược phương Bắc truyền vào nước ta. Song, lúc đầu các tôn giáo này đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của tín ngưỡng dân gian bản địa và tâm thức, cũng như đời sống tâm linh của nhân dân ta. về sau, trong quá trình tiếp xúc, giao lưu văn hoá giữa các tôn giáo ngoại nhập này với hệ tín ngưỡng dân gian bản địa đã xuất hiện một tín ngưỡng mới như: tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng, hay tín ngưỡng Tam phủ và Tứ phủ trong đời sống tâm linh dân tộc Việt. Khi đó, các nghi lễ và nghi thức của các tôn giáo du nhập nhanh chóng bị phong tục hoá và dân gian hoá (hay Việt Nam hoá), rồi được dung nạp vào thần điện của các lễ hội dân gian của cư dân nông nghiệp nước ta, làm cho lễ hội dân gian của người Việt không chỉ phong phú về mặt nội dung, mà còn đa dạng hoá về mặt hình thức biểu đạt.

Nho giáo và Đạo giáo du nhập vào nước ta

   Trong thời kỳ quốc gia phong kiến Đại Việt (từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX), đã hội tụ nhiều yếu tố văn hoá căn bản, tạo đà thuận lợi cho lễ hội dân gian truyền thống phát triển mạnh mẽ và toàn diện về cả hình thức lẫn nội dung. Trên cơ sở nhà nước phong kiến chủ trương khôi phục và phát triển đất nước trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị và văn hoá – xã hội. Kế thừa truyền thống lịch sử – văn hoá dân tộc ở những giai đoạn trước, nhà nước đặc biệt quan tâm đến sự chấn hưng và phát triển nền văn hoá Đại Việt lên những thang bậc và đỉnh cao mới. Trong lĩnh vực kinh tế của đất nước, nông nghiệp vẫn giữ vai trò làm chủ đạo, nhà nước vẫn lấy làng xã làm đơn vị cơ sở để quản lí đất nước. Vì thế, đời sống văn hoá – xã hội ở nông thôn nước ta vẫn được củng cố và bảo lưu từ những thời kỳ trước, nay càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ, nhất là các hình thức sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng dân gian, trong đó có sinh hoạt văn hoá lễ hội là sôi động hơn cả.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn hóa là gì, lễ hội truyền thống