Vai trò của ngôi chùa Làng

     Mặt khác, trong quá trình xây dựng quốc gia phong kiến độc lập tự cường, nhà nước Đại Việt đã nhận ra rằng cần phải sử dụng lễ hội dân gian truyền thống làm phương tiện đề cao ý thức độc lập tự chủ, đề cao truyền thống lịch sử – văn hoá dân tộc, đề cao tinh thần dân tộc trước hoạ xâm lăng của kẻ thù ngoại bang. Các triều đại phong kiến từ Đinh – Lê, đến thời Lý – Trần, đều đã lấy Phật giáo làm quốc giáo. Nhiều vị sư tăng được mời tham gia triều chính, như làm cô vấn đối nội và đối ngoại cho các triều vua.

     Nhưng Nho giáo và Đạo giáo vẫn được nhà nước coi trọng. Vì vậy, lịch sử gọi thời kỳ này là thời đại của “Tam giáo đồng nguyên”. Khi Phật giáo chiếm vị trí độc tôn đã tạo điều kiện thuận lợi cho chùa chiền mọc lên ở khắp các làng xã của Đại Việt. Trước kia, các hình thức sinh hoạt văn hoá – lễ hội dân gian thường diễn ra ở các ngôi đền miếu là chủ yếu, nay đã chuyển dần vào ngôi chùa làng; và ngôi chùa làng đã trở thành không gian tâm linh lí tưởng của lễ hội dân gian tại các làng xã. Mặt khác, ngôi chùa làng ở nước ta không chỉ thờ Phật mà còn thờ cả hậu Phật nữa (là các vị sư tổ đã tu hành đắc đạo, khi họ mất trở thành hậu Phật, nhưng họ vẫn được suy tôn là thánh thần trong thần điện dân gian). Khi ấy, nhiều lễ hội chùa ở một số địa phương thuộc châu thổ sông Hồng được tổ chức rất linh đình. Bởi vì giáo lí của đạo Phật rất gần gũi với tâm thức dân gian của người Việt. Nó tác động mạnh mẽ vào nhân sinh quan và thế giới quan, cũng như đối với các chuẩn mực đạo đức và óc thẩm mĩ của cư dân nông nghiệp nước ta. Do vậy, trong hầu hết các lễ hội chùa vẫn có sự đan xen và hoà quyện giữa các nghi lễ của đạo Phật với các nghi lễ của tín ngưỡngdân gian bản địa. Bởi lẽ, các lễ hội chùa đều vừa sùng bái đức Phật, lại vừa tôn thờ các vị thánh thần dân gian.

Vai trò của ngôi chùa Làng

     Bên cạnh các lễ hội chùa, nhiều lễ hội đền miếu được nhà nước phong kiến sử dụng nhằm nêu cao ý thức độc lập tự cường dân tộc, như ở thời Lý, triều đình đã nâng lễ hội làng Phù Đổng tôn thờ Thánh Gióng lên thành quốc lễ, vì trong việc tổ chức lễ hội có sự tham gia chỉ đạo của nhà nước. Hoặc trong sách Việt điện u linh, có nói rõ việc triều đình nhà Lý đã chú ý đến tín ngưỡng thờ các vị anh hùng dân tộc và các lễ hội dân gian truyền thống trong cả nước. Nhờ đó mà hoạt động văn hoá lễ hội dân gian được chấn hưng và phát triển mạnh mẽ hơn trước.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: van hoa la gi, lễ hội truyền thống việt nam