Sự xuất hiện của Đình làng ở nước ta

     Đến đầu thế kỷ XV, sau khi người anh hùng dân tộc Lê Lợi tiến hành cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược giành thắng lợi, triều đại nhà Lê ra đời tiếp tục giương cao ngọn cờ độc lập tự chủ, củng cố xây dựng quốc gia Đại Việt hùng cường, xác lập vị thế của nước ta trong khu vực và trên thế giới. Khác hẳn với các triều đại trước, nhà Lê đã chọn Nho giáo làm quốc giáo để xây dựng nhà nước phong kiến tập quyền có kỷ cương, phát triển văn hoá học thuật, mở rộng giáo dục đào tạo (chế độ học hành thi cử) theo phong cách của đạo Nho.

Sự xuất hiện của Đình làng ở nước ta

     Năm 1422, nhà Lê mở khoa thi tiến sĩ để chọn nhân tài cho bộ máy nhà nước. Cùng vớ I sự tồn tại của hệ thông làng xã thì những sinh hoạt văn hoá dân gian vẫn được bảo lưu và phát triển sôi động hơn trước, nhất là các lễ hội dân gian truyền thông. Khi ấy trung tâm văn hoá, chính trị – xã hội của các làng xã chuyền hẳn từ ngôi chùa sang đình làng. Đình làng ra đời từ khi nào, đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác, nhưng qua các tài liệu đã công bố thì đình làng được xây dựng nhiều nhất vào cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI, khi Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Như đã nêu, thực chất của tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng là việc tôn thờ các vị anh hùng dân tộc tại các đền miếu, đến khi ngôi đình làng xuất hiện thì phần lớn các vị thần Thành hoàng được thờ vọng tại đó. Việc thờ cúng tế lễ thần Thành hoàng tại đình làng, về cơ bản là theo phong cách của Nho giáo. Và kể từ thời Lê trở đi, các vị thần thánh của người Việt nói chung, các vị thần Thành hoàng làng nói riêng, đều được nhà nước phong kiến công nhận và đều được vua ban sắc phong thần. Vì theo quan điểm của Nho giáo thì nhà vua là Thiên tử (tức con Trời), thay mặt Thượng đế làm chủ bách thần. Thời đó, nhà Lê còn cho biên soạn cuốn Tự điển (điển lễ về việc thờ tự) để dùng thống nhất trong cả nước. Đồng thời, triều đình nhà Lê còn ban hành Bộ luật Hồng Đức để duy trì pháp luật và kỷ cương trong nước, vì vậy mà có nhiều thiết chế xã hội đã bị thay đổi về căn bản so với thời Lý – Trần.

     Như vậy, từ sự xuất hiện ngôi đình làng và việc thờ phụng thần Thành hoàng ở đình làng đã cho ra đời một loại hình lễ hội mới, lấy đình làng làm trung tâm diễn trường tế lễ và hội hè, đình đám. Hiện tượng lễ hội dân gian được hình thành và phát triển thông qua mối quan hệ tương giao giữa Nho giáo với tín ngưỡng dân gian bản địa là một hiện tượng văn hoá độc nhất vô nhị ở nước ta. Hầu như ở làng nào cũng có ít nhất một ngôi đình làng, ngoại trừ một số làng lớn có nhiều thôn, thì mỗi thôn lại có riêng một ngôi đình. Cũng vì lẽ đó mà người ta cho rằng lễ hội dân gian tổ chức ở đình làng là “hội làng” hay “hội hè đình đám”, cách hiểu như vậy có thể chấp nhận được. Tuy lễ hội đình làng phát triển khá mạnh cả về hình thức và nội dung, cũng như số lượng, nhưng dạng lễ hội chùa vẫn được tổ chức song song với các loại lễ hội đền miếu và loại lễ hội đình làng.