Văn hóa lễ hội nước ta được du nhập từ những nước khác

    Các yếu tố ngoại sinh khi du nhập vào nền văn hoá bản địa đã được chấp nhận và tồn tại song song cùng với các yếu tố tương đương với chúng trong nền văn hoá bản địa và tạo nên một sự đa dạng, phong phú của nền văn hoá đó. Các dạng quan hệ kiểu này có thể kể đến mối quan hệ trong tiếng Việt của các từ du nhập và các từ bản địa trong vốntừ vựng. Trong từ vựng tiếng Việt tồn tại rất nhiều các từ Hán – Việt vốn là các từ du nhập từ nền văn hoá Trung Quốc và chúng vẫn song song tồn tại cùng các từ gốc bản địa như những từ đồng nghĩa và chỉ phân biệt với nhau bằng văn phong. Thường thì những từ Hán – Việt được dùng trong văn viết, trong cách nói trịnh trọng, trong ngôn ngữ văn học; còn các từ gốc bản địa hay được dùng trong ngôn ngữ giao tiếp, trong văn phong nói, trong cách nói nôm na của dân chúng.

Văn hóa lễ hội nước ta được du nhập từ những nước khác

    Một ví dụ khác cũng thể hiện mối quan hệ nêu trên, đó là trang phục ngày cưới của cô dâu và trang phục tang lễ của người Việt. Theo phong tục cổ truyền của người Việt thì cô dâu mặc áo dài màu đở, tượng trưng cho sự may mắn và hạnh phúc, song khi văn hoá Pháp du nhập vào thì các cô dâu Việt ở thành thị đã chấp nhận việc mặc áo dài hay váy đầm màu trắng, là màu tượng trưng cho sự trong trắng, tinh khiết (theo phong tục của văn hoá Pháp) trong ngày cưới của mình. Hoặc trong việc để tang cũng diễn ra như vậy, tang phục màu trắng là tượng trưng cho sự tang tóc theo phong tục cổ truyền người Việt, song dưới ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá Pháp, mà một sô” người Việt ở thị thành đã chấp nhận mặc tang phục màu đen của người phương Tây (ngoại nhập), tồn tại song song với tang phục màu trắng (bản địa) trong phong tục tang lễ của người Việt thòi hiện đại.

    Ngoài những kiểu quan hệ nêu trên, còn có các mối quan hệ kết hợp giữa các yếu tố ngoại sinh với nhau, hoặc sự kết hợp của các yếu tố ngoại sinh trên nền tảng của các yếu tố văn hoá bản địa để tạo nên sự phong phú nhiều tầng, nhiều lớp cho nền văn hoá dân tộc Việt, mà ta có thể thấy rất rõ khi phân tích hiệntượng “Tam giáo đồng nguyên”, khi phân tích hệ thống nghi lễ, tín ngưỡng, tôn giáo trong các lễ hội cổ truyền của nền văn hoá Việt truyền thống.

    Tóm lại, xử lí mối quan hệ giữa các yếu tố nội sinh và các yếu tố ngoại sinh trong giao lưu văn hoá chính là quy luật phát triển của các nền văn hoá trên thê giới nói chung, và văn hoá Việt Nam nói riêng. Sự phát triển này luôn làm giàu cho bản sắc vân hoá của mỗi dân tộc, nếu ta hiểu bản sắc văn hoá là một hệ thống các giá trị mồ luôn phát triển và không ngừng hoàn thiện.