Nền kinh tế nông nghiệp cổ truyền phát triển

    Ở thời kỳ này, nền kinh tế nông nghiệp cổ truyền nước ta vẫn tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu lớn lao. Từ một vụ lúa Mùa thu, nay từng bước cấy thêm vụ lúa Chiêm vào mùa xuân. Theo phương thức sản xuất mới của nghề nông với hai vụ lúa, đã là nguồn động lực căn bản thúc đẩy văn hoá xã hội phát triển toàn diện và mạnh mẽ hơn trước. Người nông dân đã có hiểu biết cao hơn về môi trường tự nhiên, về thời vụ và lịch tiết để áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Cùng với việc phát triển vụ lúa Xuân và áp dụng lịch tiết theo âm lịch (tức lịch theo trăng) thì phong tục ăn Tết Nguyên đán vào mùa xuân cũng xuất hiện, dẫn đến thời gian tổ chức lễ hội đã dịch chuyển dần từ mùa thu sang mùa xuân. Đây là những bước chuyển biến căn bản trong các sinh hoạt văn hoá dân gian cổ truyền dân tộc. Khi đó số lượng các lễ hội dân gian được tổ chức vào mùa xuân, dịp sau Tết Nguyên đán đã dần chiếm ưu thế.

Nền kinh tế nông nghiệp cổ truyền phát triển

    Tuy nhiên, lễ hội tổ chức vào mùa thu vẫn còn được bảo lưu vì vụ lúa Mùa thu vẫn là vụ lúa chính trong năm theo chu kỳ sản xuất nông nghiệp lúa nước. Đây là một sự kiện văn hoá lớn lao đã được nguồn thư tịch cổ Trung Quốc ghi chép khá rõ, như sách Tuỳ thư địa lí chí đã viết về lễ Tết và phong tục tập quán của người Việt cổ vào khoảng giữa thế kỷ I sau Công nguyên như sau: “Năm nào đến ngày Nguyên đán, người ta củng dọn cỗ bàn linh đình cúng tổ tiên, trai gái ăn chay, và dùng hương hoa niệm Phật, rồi rủ nhau chơi đu ném còn, hát múa, kéo co, bên nào được cuộc thì uống rượu, bên nào thua cuộc thì phải chịu uôhg nước lã”; Hoặc là: “Tháng bảy làm hình mã đốt cúng vong hồn. Trong làng xóm có hội bơi trải, đua thuyền. Tháng tám nhà nông giết trâu bò, tế thần đất, nói kệ, bày tượng, chơi trò leo cột, đập tay, làm lễ Phật cầu yên”.

   Qua các thư tịch kể trên, ta thấy được nội dung của các nghi lễ trong nhiều lễ hội ở thời kỳ này không chỉ có các nghi lễ thờ cúng tổ tiên, tôn thờ các vị thần tự nhiên, thờ cúng vật tổ, tín ngưỡng phồn thực nông nghiệp v.v…, mà trong giai đoạn này đã thấy xuất hiện một số yếu tố hạt nhân của tín ngưỡng dân gian bản địa ở các lễ hội nông nghiệp của giai đoạn trước, đã bị thay thế bằng một số nghi lễ của đạo Phật. Điều đó chứng minh rằng, Phật giáo đã bắt đầu tác động mạnh mẽ vào tâm thức dân gian của cư dân nông nghiệp nước ta, và chuẩn bị cho sự xuất hiện một dạng lễ hội mởi, tổ chức ở các ngôi chùa làng. Khi ấy, đời sống tâm linh của người nông dân hướng tới đạo Phật để cầu mong đức Phật cứu khổ, cứu nạn, và giúp cho họ thoát khởi cuộc sống nô lệ khổ đau. Do vậy, mà chùa chiền mọc lên ở khắp các làng quê, đồng thời lễ hội dân gian còn được tổ chức tại các ngôi chùa lớn, nơi Phật giáo du nhập vào những năm đầu Công nguyên, như lễ hội chùa Dâu, với khởi nguyên lịch sử có thể theo dõi chắc chắn được từ thế kỷ thứ II sau Công nguyên.