Giao lưu văn hóa và tiếp biến văn hóa của nước ta với Trung Quốc

    Trên thực tế cũng có những mối giao lưu chủ động, có tổ chức xuất phát từ nhu cầu học hởi kinh nghiệm của các nền văn hoá cao hơn, hoặc giao lưu ở tầm chiến lược quốc gia qua con đường ngoại giao, hợp tác vì lợi ích chung của hai dân tộc quốc gia. Bất kỳ một hình thức giao lưu nào cũng phải có sự du nhập của các yếu tố ngoại sinh (yếu tố văn hoá bên ngoài) du nhập vào nền văn hoá bản địa và luôn xảy ra sự tương tác giữa các yếu tố nội sinh (bên trong) với các yếu tô ngoại sinh (bên ngoài).

    Để làm rõ cơ chế này, ta thử phân tích các khả năng có thể xảy ra trong mối quan hệ giữa các yếu tố nội sinh với các yếu tố ngoại sinh trong tiến trình giao lưu văn hoá ở người Việt từ trước đến nay.

Giao lưu văn hóa và tiếp biến văn hóa của nước ta với Trung Quốc

    Như chúng ta đã biết, việc giao lưu và tiếp biến văn hoá giữa nước ta với Trung Quốc (văn hoá Hán, Nho giáo, Đạo giáo) và Ấn Độ (văn hoá Phật giáo) diễn ra rất lâu dài và phức tạp dưới thời Bắc thuộc và ở cả trong thời kỳ Đại Việt sau này. Trong diễn trình đó, các yếu tố ngoại sinh khi du nhập vào nền văn hoá bản địa của người Việt, đã được chấp nhận và thay thế cho các yếu tố nội sinh, làm cho các yếu tố nội sinh này bị mai một, hoặc bị giảm đi đáng kể vai trò của mình trong nền văn hoá bản địa. Việc biến đổi các mô thức văn hoá người Việt trong quan hệ với các yếu tố ngoại sinh được thể hiện rất rõ trong vô’n từ vựng của tiếng Việt, trong hệ thông nghi lễ của lễ hội cổ truyền và trong rất nhiều lĩnh vực văn hoá tinh thần khác. Chẳng hạn như, trước thế kỷ XV, Nho giáo mặc dầu đã được du nhập vào nước ta từ những năm đầu Công nguyên dưới thòi Bắc thuộc, song vẫn chưa tìm được vị trí vững chắc trong nền văn hoá dân gian bản địa, thì các nghi lễ nông nghiệp như: nghi lễ cầu mưa, cầu nắng, cầu mùa màng bội thu…, đặc biệt nghi lễ phồn thực cầu sinh sôi nảy nở, vốn là các nghi lễ trong tín ngưỡng nông nghiệp cổ, tồn tại từ rất lâu đời trong nền văn hoá nông nghiệp bản địa của người Việt vẫn là các nghi lễ chính của các lễ hội nông nghiệp cổ truyền. Đến khi triều đình nhà Hậu Lê quyết định lấy Nho giáo làm quốc giáo, thì mọi nghi lễ, nghi thức của các lễ hội dân gian này đều do triều đình quy định theo kiểu nghi lễ của Nho giáo.