Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt cổ

    Từ phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt cổ về sau đã dẫn đến việc hình thành tục thồ phụng các vị anh hùng lịch sử, danh nhân văn hoá và các vị tổ sư bách nghệ. Có thể nói rằng, đây là sự mở rộng của tục thờ phụng tổ tiên trong gia đình, dòng họ ra toàn xã hội, để tở lòng ngưỡng mộ và biết ơn sâu sắc đối với các vị anh hùng dân tộc, nhưng đó cũng là một cách làm khôn ngoan để duy trì truyền thông tốt đẹp mà người xưa để lại.

    Trên cơ sở đó, người Việt đã tổ chức lễ hội để tôn vinh công danh, sự nghiệp của các anh hùng lịch sử hoặc các danh nhân văn hoá theo những ngày nhất định (có thể là ngày sinh hay ngày mất, hoặc ngày gắn liền với sự kiện lịch sử lớn mà người đó đã tham gia và lập công trạng…) trong chu kỳ một năm, thì đó chính là một cách làm giỗ chung do cộng đồng làng xã hoặc cộng đồng dân tộc mang tính quốc gia đứng ra tổ chức. Các lễ hội dân gian tôn thờ, tưởng niệm các vị anh hùng lịch sử, danh nhân văn hoá tại các đền miếu, đình chùa ở khắp các làng xã của nước ta, thể hiện ý chí của toàn dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước từ nghìn xưa đến ngày nay. Đó là một nét đặc trưng độc đáo của bản sắc văn hoá dân tộc, được bảo tồn và phát huy cao độ trong các lễ hội truyền thông của người Việt.

Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt cổ

    Ngoài ra, ở người Việt cổ còn có tục thờ Mẫu vốn có nguồn gốc lâu đời từ tục thờ Nữ thần trong tín ngưỡng bản địa, như vị nữ thần cổ xưa nhất của người Việt là Mẹ Âu Cơ; hoặc tục thờ Phật Mẫu Man Nương và bốn người con gái của bà là Pháp Vân Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện (Tứ Pháp) về thực chất cũng có nguồn gốc từ tục thờ Nữ thần của người Việt cổ. Trên cơ sở tục thờ Nữ thần như: Mẹ Đất, Mẹ Trời, Me Nước… để hình thành nên tục thờ các Mầu trong đạo Tam phủ hay Tứ phủ của người Việt cũng là một tín ngưỡng có nguồn gốc bản địa. Từ các vị nữ thần tượng trưng cho các lực lượng tự nhiên, như: Mẹ Đất là Mẫu Địa, Mẹ Trời là Mẫu Cửu Thiên (Mẫu Thiên), Mẹ Nước là Mẫu Thuỷ (hay Mẫu Thoải), Mẹ Núi rừng là Mẫu Thượng Ngàn. Đếnthế kỷ XVI, xuất hiện thêm Mẫu Liễu Hạnh, vốn là một nhân vật có thật về sau được dân gian huyền thoại hoá mà thành một Mẫu trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu, trong đó Mẫu Liễu Hạnh được đồng nhất vào Mẫu cửu Thiên, cùng với Mẫu Địa, Mẫu Thuỷ, và Mẫu Thượng Ngàn, trông coi bôn phủ (tứ phủ) là phủ Thiên (phủ trên Trời), phủ Địa (phủ dưới Đất), phủ Thuỷ (phủ dưới Nước: sông hồ, biển cả), và phủ Núi Ngàn (phủ Núi rừng).