Giải phòng thống nhất đất nước và thành lập triều Nguyễn

    Đến cuối thế kỷ XVIII, cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến là chúa Nguyễn ở Đàng Trong và chúa Trịnh ở Đàng Ngoài kéo dài hàng trăm năm vẫn chưa chấm dứt, cuộc sống của nhân dân lao động vô cùng bức bách, dẫn đến có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổi lên chống lại chúa Trịnh và chúa Nguyễn diễn ra trong cả nước. Đáng chú ý nhất là phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn do Nguyễn Huệ lãnh đạo, đã tập trung binh lực hành quân lần thứ nhất từ Nam ra Bắc tiêu diệt các tập đoàn phong kiến phản động, thống nhất đất nước, chấm dứt cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều.     Sau đó, nghĩa quân Tây Sơn đã trao lại thành Thăng Long cho nhà Lê mục nát do Lê Chiêu Thống làm đại diện. Để tiêu diệt phong trào khởi nghĩa Tây Sơn, Lê Chiêu Thống đã hèn nhát chạy sang cầu cứu triều đình Mãn Thanh (Trung Quốc). Vin vào cớ đó, quan quân nhà Thanh tràn sang xâm lược nước ta, chiếm đóng kinh đô Thăng Long. Trước nạn giặc ngoại xâm giầy xéo non sông đất nước, phong trào nông dân Tây Sơn do Nguyễn Huệ lãnh đạo đã tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Người anh hùng “Cờ đào áo vải” tự lãnh lấy trách nhiệm nặng nề và vẻ vang, lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, cấp tốc hành quân ra Bắc. Chỉ chưa đầy một tuần lễ, nghĩa quân Tây Sơn đã giải phóng kinh thành Thăng Long vào đúng ngày mùng 5 Tết, năm 1789, hoàn thành sự nghiệp vẻ vang giải phóng dân tộc và thôhg nhất đất nước.

Giải phòng thống nhất đất nước và thành lập triều Nguyễn

      Vào những năm đầu của thế kỷ XIX, tập đoàn phong kiến họ Nguyễn do Nguyễn Ánh cầm đầu, đã tiến hành cuộc chính biến chiếm ngôi vua lấy hiệu là Gia Long, lập ra kỷ nguyên mới cho triều chính nhà Nguyễn, và lấy Huế làm kinh đô của Việt Nam. Triều đình nhà Nguyễn vẫn lấy Nho giáo làm quốc giáo, cai trị đất nước bằng Bộ luật Gia Long, với tham vọng củng cố địa vị của giai cấp phong kiến thống trị. Nhà nước vẫn dựa vào làng xã làm đơn vị cơ sở, giống như các triều đại phong kiến Đại Việt trước kia. Mọi hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian như nếp sống, phong tục, tín ngưỡng và lễ hội dân gian vẫn được duy trì như ở thời kỳ nhà Lê Trung Hưng. Đặc biệt như lễ hội đền Hùng và các lễ hội tôn vinh các anh hùng dân tộc được tổ chức với quy mô rất hoành tráng, hướng về cội nguồn tổ tiên giống nòi và lịch sử văn hoá dân tộc.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: khai niem van hoa, lễ hội truyền thống