Nguồn gốc và bản chất của lễ hội

GIỚI THIỆU VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT

Nguồn gốc và bản chất của lễ hội

    Cũng giống như văn hoá dân gian, để xác định nguồn gốc và bản chất của lễ hội dân gian truyền thống của người Việt, người ta phải dựa vào nhiều nguồn sử liệu khác nhau như khảo cổ học, dân tộc học, văn hoá dân gian học (hay Folklore học – dân tục học)…

Nguồn gốc và bản chất của lễ hội

    Chẳng hạn, dựa vào các di chỉ khảo cổ học và các di tích từ ngàn xưa để lại, qua các trống đồng Ngọc Lũ, Khai Hoá và Hoàng Hạ, v.v… thuộc nền văn hoá Đông Sơn, vốn được khảo cổ học xác định niên đại cách đây khoảng 3000 năm. Từ các hình ảnh chạm khắc hết sức sinh động và tinh tê trên các trống đồng Đông Sơn, như người hoá trang thành muông thú, cảnh săn bắt, bơi trải, đua thuyền, cảnh cầu mùa, trai gái giã gạo, hát đôi đáp giao duyên, cảnh đấu vật, múa khiên hay múa giáo, v.v…
     Người ta có thể đoán định được rằng lễ hội đã xuất hiện từ rất xa xưa; và nguồn gốc cổ xưa của nó có lẽ có từ trước thời kỳ văn hoá Đông Sơn, gần như cùng với việc hình thành những cộng đồng đầu tiên trên dải đất Việt Nam. Con người là động vật bậc cao, có ý thức và biết tư duy. Ngay từ thuở khai thiên lập địa, con người đã thấy được sự nhở bé của mình, trước sự kỳ vĩ của thiên nhiên và vũ trụ bao la. Những bí ẩn của thiên nhiên, mà trí tuệ ngây thơ khi đó của con người không thể lí giải nổi, được tiềm thức của con người ghi nhận, như một sự phi phàm linh thiêng. Chính vì vậy mà tín ngưỡng sơ khai và tôn giáo nguyên thuỷ ra đời. Để bày tở đức tin và tôn kính trước các hiện tượng thiên nhiên bí ẩn đó, người xưa đã làm một số động tác, mà họ cho là cung kính và linh thiêng nhất. Ví như, người xưa cho rằng hiện tượng mưa là do thần Sấm hay thần Sét làm ra, cho nên muôn cầu mưa thì họ cử hành tê lễ nhằm tác động vào thần linh bằng cách mô phởng tiếng sấm hay sét để gọi mưa bằng các động tác đánh trông, gõ chiêng. Tuy nhiên, có nơi người ta lại quan niệm rằng mưa là do thần Mặt Trời làm ra. Vì thế, họ chỉ nghĩ một cách đơn giản là muôn có mưa thì phải tiến hành một nghi lễ tác động mạnh vào thần Mặt Trời để cầu mưa. Ví như, điệu múa “Mặt Trời” của người da đở Nam Mĩ, hay lập đàn tế lễ cầu đảo mưa và hất phết đánh cầu ở cư dân nông nghiệp nước ta.


Đọc thêm tại: