Nền văn hóa đồ đồng – nền văn hóa Đông Sơn ở nước ta

     Khi lịch sử văn hoá nhân loại bước sang thời đại đồ đồng, thì ở nước ta khảo cổ học đã phát hiện được nền văn hoá Phùng Nguyên (Phú Thọ) với đồ đồng có niên đại cách nay khoảng 4000 năm. Nhưng khi đó đồ đá vẫn được người ta cải tiến và tiếp tục sử dụng, nên giới khoa học còn gọi là thời kỳ đồ đá – đồng. Đây là thời kỳ đánh dấu một bước phát triển cao hơn của lực lượng sản xuất, nhất là khi công cụ đồng thau ra đời, đã dẫn tới quá trình phân công lao động xã hội lần thứ nhất giữa các bộ lạc chăn nuôi và trồng trọt.

     Do vậy, nền sản xuất nông nghiệp được phát triển mạnh mẽ nhờ có công cụ bằng đồng dần chiếm ưu thế và thay thế công cụ bằng đá. Như vậy, ở sơ kỳ thời đại kim khí (đồ đồng thau) ở nước ta đã có nghề trồng lúa nước khá phát triển, đó là cội nguồn của văn minh Văn Lang. Đến thời đại trung kỳ đồ đồng thau, ở nước ta có nền văn hoá Đồng Đậu (Vĩnh Phúc) cách nay khoảng 3000 – 3500 năm. Tiếp theo đó là nền văn hoá Gò Mun (Phú Thọ), thuộc hậu kỳ thời đại Đồng thau cách nay khoảng 3000 năm. Khảo cổ học đã phát hiện được vỏ trấu, gạo cháy, mảnh tro xôi lúa… Sau đó ở nước ta bước sang thời kỳ văn hoá Đông Sơn, là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của đồ đồng thau, cách đây khoảng 2700 năm. Và đỉnh cao của nền văn hoá Đông Sơn là sự ra đời của nhà nước Văn Lang của các vua Hùng,trải qua 18 đời vua trị vì khoảng trên dưới 500 năm (khoảng từ 700-250 trước Công nguyên).

Nền văn hóa đồ đồng – nền văn hóa Đông Sơn ở nước ta

     Như vậy, hệ thống văn hoá trước Đông Sơn là một tổ hợp các văn hoá Phùng Nguyên – Đồng Đậu – Gò Mun nằm ởlưu vực sông Hồng. Vì sự phát triển từ văn hoá Phùng Nguyên, qua văn hoá Đồng Đậu, và văn hoá Gò Mun, đến văn hoá Đông Sơn là liên tục, nên các văn hoá này là những giai đoạn kế tiếp nhau trong một tiến trình phát triển văn hoá thống nhất, được gọi là văn hoá Tiền Đông Sơn. Bằng nghiên cứu thực nghiệm các tàn tích văn hoá trong các di chỉ khảo cổ học tương ứng với các giai đoạn văn hoá từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn, và qua việc giải mã các hoa văn trang trí và các hình chạm khắc trên các trống đồng Đông Sơn, cùng với xác định niên đại bằng các bon phóng xạ (C14), đã hội đủ các chứng cứ khoa học thuyết phục để chứng minh cho sự phát triển liên tục của các văn hoá Tiền Đông Sơn đến văn hoá Đông Sơn. Trên cơ sở đó các nhà sử học, khảo cổ học, dân tộc học và văn hoá học đã đi đến kết luận rằng, văn hoá Đông Sơn là một nền văn hoá bản địa được hình thành và phát triển từ các văn hoá trước nó, mà chủ nhân của văn hoá Đông Sơn là người Lạc Việt (hay người Việt cổ), họ là hậu duệ của chủ nhân các văn hoá Tiền Đông Sơn. Và có thể khẳng định một cách khá chắc chắn rằng, thời kỳ Hùng Vương dựng nước Văn Lang là thời kỳ có thực trong lịch sử dân tộc ta.



Tín ngưỡng, tôn giáo của xã hội thị tộc nguyên thủy

     Trình độ lao động của con người trong xã hội thị tộc nguyên thủy còn rất thấp kém, vì con người còn chịu bất lực trước thiên nhiên; nhất là khi bị thiên tai đe dọa nặng nề thì trong họ đã nảy sinh sự hoảng sợ, rồi mê tín thần linh do chính họ tưởngtượng ra. Đó chính là nguồn gốc sâu xa làm nảy sinh ra các tín ngưỡng, tôn giáo sơ khai nguyên thủy. Những vị thần linh mà người nguyên thủy quan niệm chỉ là “bóng hình” của các hiện tượng trong tự nhiên, được huyền thoại hoá và nhân cách hoá, hoặc các sinh vật hay các vật thể vô tri vô giác của giới tự nhiên, được người ta gắn cho một sức mạnh thần bí siêu nhiên để rồi tôn sùng và thờ phụng.

Tín ngưỡng, tôn giáo của xã hội thị tộc nguyên thủy

     Kể từ đây, người nguyên thủy quan niệm rằng mọi vật đều có linh hồn (theo thuyết vạn vật hữu linh). Do vậy, đã xuất hiện hình thái ý thức hệ đặc biệt của tôn giáo nguyên thủy sơ khai – đó là tín ngưỡngTô tem riêng, tức là một động vật hay một thực vật, hoặc một hiện tượng tự nhiên nào đó được cả thị tộc sùng bái, cho là có quan hệ trực tiếp với thị tộc, dùng làm tượng trưng cho thị tộc, để che chở phù hộ cho thị tộc, giúp đỡ cho thị tộc về chăn nuôi, săn bắn hay trồng trọt. Khi ấy, các thị tộc nguyên thủy còn dùng Tô tem để phân biệt thị tộc này với thị tộc khác, hoặc bộ lạc này với bộ lạc khác, về sau, do nhu cầu tâm linh mà từ vật tổ, Tô tem đã trở thành tín ngưỡng Tô tem (hay còn gọi là Tô tem giáo). Cũng vậy, từ lòng kính trọng biết ơn những người già có công lao với thị tộc, khi chết linh hồn của họ được tôn sùng và thờ cúng lâu dần trở thành tục thờ cúng tổ tiên ở một số tộc người. Vì người ta cho rằng, linh hồn của tổ tiên có thể phù hộ cho con cháu của thị tộc trong việc mưu sinh, tồn tại và phát triển.

     Căn cứ vào các tài liệu của dân tộc học và khảo cổ học đã công bố, thì cách đây khoảng 5000 – 6000 năm, nhờ có “Cách mạng Đá mới” mà các dân tộc ở khu vực Đông Nam Á (trong đó có các dân tộc ở Việt Nam), đã xuất hiện nền sản xuất nông nghiệp lúa nước sơ khai. Dựa trên cơ sở của nền kinh tế hái lượm phát triển ở vùng nhiệt đới gió mùa, các bộ lạc Hòa Bình đã thực hiện một bước tiến vĩ đại có ý nghĩa lớn lao trong đời sống nhân loại – là phát minh ra nông nghiệp lúa nước. Nước ta và các dân tộc khác ở khu vực Đông Nam Á là một trong những trung tâm đầu tiên của nền văn minh nông nghiệp lúa nước.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: van hoa la gi, lễ hội truyền thống việt nam

Chế độ Mẫu hệ và ngôn ngữ được ra đời

     Trên lãnh thổ nước ta, khảo cổ học đã phát hiện các di chỉ thuộc thời văn hoá hậu kỳ Đá cũ là văn hoá Ngườm (Thái Nguyên) đến van hoá Sơn Vi (Phú Thọ). Bước sang thời đại hậu kỳ Đá cũ, loài người đã có một bước tiến quan trọng về kỹ thuật sản xuất và sinh hoạt kinh tế, tổ chức xã hội và hình thái ý thức. Kỹ thuật đồ đá tốt hơn, công cụ lao động tinh xảo hơn nhờ sự trau chuốt, mài đá; xương thú rừng được sử dụng rộng rãi; con người đã tổ chức đi săn bắn tập thể các loài thú lớn như: trâu, bò, ngựa, voi, hổ, gấu… Sự phân công lao động tự nhiên đã xuất hiện giữa nam và nữ. Người đàn ông khởe mạnh chuyên lo việc săn bắt, còn người đàn bà chuyên lo việc hái lượm. Cuộc sống con người ngày một khá hơn trước, nên họ chuyển sang dạng sống định cư tương đối. Nhà ở kiểu hầm đất có vách đá xuất hiện, cùng với quần áo được làm bằng vỏ cây, hoặc da thú để che thân chống muỗi, vắt và mưa nắng, v.v…

Chế độ Mẫu hệ và ngôn ngữ được ra đời

     Trên lãnh thổ miền Bắc Việt Nam, các nhà khảo cổ học đã phát hiện nền văn hoá Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) thuộc vào thời đại Đá mới trước cách đây khoảng 10.000 năm. Khi ấy đã xuất hiện xã hội công xã Mẫu hệ. Do có công cụ bằng đá được chế tác tinh vi hơn, cùng với sự ra đời của cung tên, giúp cho nghề săn bắn muông thú rừng được phát triển mạnh; đồng thời nền sản xuất nông nghiệp sơ khai ra đời. Tiếp đến là thời kỳ văn hoá Bắc Sơn (Lạng Sơn) thuộc nền văn hoá Đá mới sơ kỳ cách đây từ 9000 – 8000 năm. Khi đó con người đã sống trong những điều kiện khí hậu và môi trường sinh thái động thực vật gần giống như của thời kỳ hiện đại. Công cụ sản xuất chủ yếu của thời kỳ này là đồ đá ghè và đá mài. về sau xuất hiện kỹ thuật khoan lỗ và cưa xẻ, cùng với công nghệ làm gốm và dệt vải. Trên cơ sở đó, con người khi ấy không chỉ biết hái lượm và săn bắt/bắn mà còn biết trồng trọt và chăn nuôi sơ khai. Khi trồng trọt và chăn nuôi ra đời đã đánh dấu một bước tiến mối quan trọng trong đời sống xã hội loài người. Con người đã bước đầu hiểu biết về tự nhiên, họ tìm cách sống hòa hợp với tự nhiên, để rồi lợi dụng tự nhiên phục vụ cho đời sống của mình. Tuy nhiên, con người sống trong xã hội thị tộc Mẫu hệ vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào tự nhiên. Vì thế mà con ngườicần phải sống tập thể và lao động sản xuất, sở hữu tập thể chung của thị tộc bộ lạc. Mọi người đều có quyền hưởng thụ và quan hệ bình đẳng. Nhờ có lao động tập thể mà hình thái ý thức đầu tiên của loài người là ngôn ngữ ra đời. Ngôn ngữ là một hệ thông tín hiệu làm phương tiện để giao tiếp trao đổi tư tưởng, để hiểu biết lẫn nhau. Dần dà trong tư duy của con người đã xuất hiện những khái niệm trừu tượng sơ giản, mang ý thức tư tưởng thời cộng sản nguyên thủy khá rõ nét.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn hóa là gì, lễ hội truyền thống

Con người tìm ra lửa – bước ngoặt lớn trong trong lịch sử phát triển

     Mặt khác, qua các thư tịch cổ của Trung Quốc, người ta có thể tìm được mối liên hệ giữa người Lạc Việt đúc trống đồng với nền văn hoá Đông Sơn, đã được khảo cổ học xác định trùng với thời Hùng Vương dựng nước Văn Lang (cách đây khoảng 2700năm). Và ngày nay các nhà khảo cổ học đã chứng minh được nền Văn hoá Đông Sơn còn tiếp tục tồn tại ởViệt Nam đến vài ba thế kỷ sau Công nguyên. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể nói rằng người Lạc Việt ở Việt Nam là chủ nhân của nền văn hoá Đông Sơn mà sản phẩm tiêu biểu của nền văn hoá đó là những chiếc trông đồng nổi tiếng với kỹ thuật đúc đồng và các hình thù chạm khắc trên đó rất tinh xảo, mang tính biểu tượng văn hoá đặc sắc.

Con người tìm ra lửa – bước ngoặt lớn trong trong lịch sử phát triển

     Như chúng ta đã biết, nền văn hoá Đông Sơn lại bắt nguồn từ các nền văn hoá trước nó, tức các nền văn hoá trước Đông Sơn. Đồng thời các nền văn hoá này đều có cội nguồn từ nền văn hoá thời Nguyên thủy. Ở thời kỳ xã hội nguyên thủy, khi ấy con người chỉ biết tận dụng những gì sẵn có trong môi trường tự nhiên để sinh sống và tồn tại. Hoạt động sống khi đó của con người là hái lượm rau quả và săn bắt muông thú. Họ sống thành từng bầy và cư trú trong các hang động, và sống hoàn toàn lệ thuọc vào thiên nhiên; họ chưa hề có ý thức về mình và thế giối xung quanh; họ chưa thể cải tạo tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống cua mình. Mãi cho đến khi con người tìm ra lửa và biết cách dùng lửa để ăn chín, đã trở thành cái mốc lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử xã hội loài người, đó là tách loài người ra khỏi giới động vật. Kể từ đây con người đã biết dùng lửa để sưởi ấm và nấu nướng chín thức ăn, để xua đuổi thú dữ và đốt phá rừng làm nơi cư trú và làm nương rẫy, v.v…

     Chuyển sang thời đại Đá cũ, người ta đã bắt đầu chế tạo công cụ bằng đá thô sơ để đào bới củ và săn bắn muông thú. Trong quá trình lao động tập thể và ăn thức ăn chín, bộ não của con người dần phát triển, dẫn đến họ đã biết tư duy từ đơn giản đến phức tạp… Trên cơ sở đó, ởhọ – tiếng nói và ngôn ngữ đã xuất hiẹn. Tuy nhiên, con người khi đó vẫn còn rất hoảng sợ trước sự kỳ bí của tự nhiên.


Đọc thêm tại:

Giới thiệu khái quát về người Việt cổ

     Theo quan niệm của chúng tôi và phần lớn các nhà nghiên cứu Việt Nam, thì người Việt cổ được coi là tổ tiên của người Việt hiện nay chính là chủ nhân của lớp văn hoá bản địa. Quan tâm, tìm hiểu về nguồn gốc và tổ tiên giống nòi, cũng như nền văn hoá bản địa được ông cha ta tạo dựng cách đây khoảng từ 2500 – 2700 năm dưới thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang, sẽ giúp chúng ta có được khái quát chung về lớp văn hoá bản địa do người Việt cổ tạo dựng nên trước khi bị phong kiến phương Bắc đô hộ, bao gồm toàn bộ hệ các giá trị của văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần vô cùng phong phú, đa dạng và mang bản sắc riêng rất độc đáo.     Căn cứ vào các nguồn tài liệu đã công bố của khảo cổ học, dân tộc học, văn hoá dân gian (Folklore học hay dân tục học – NQL), nhân chủng học, ngôn ngữ học…, thì người Việt cổ chính là lớp cư dân đầu tiên tụ cư sinh sống trên địa bàn nước Văn Lang của các vua Hùng theo truyền thuyết, tiếp đó là cư dân của nước Âu Lạc thời An Dương Vương, đến cư dân thời Hai Bà Trưng (thế kỷ I) và có thể đến cư dân thời Bà Triệu (thế kỷ III) theo sử sách.

Giới thiệu khái quát về người Việt cổ

     Các thư tịch cổ của Trung Quốc đều nói về điều này, và cho rằng cư dân cổ ở vùng Bắc Bộ của Việt Nam là người Lạc Việt. Chẳng hạn như Dư địa chí của Cố Dã Vương có ghi: “Giao Chỉ đời Chu là Lạc Việt, đời Tần là Tây Âu tức Tây Âu Lạc”. Trong sách Giao Châu ngoại vực ký dẫn ởsách Thủy Kinh chú, nói rằng: “Giao Chỉ lúc chưa có quận huyện (có nghĩa là chưa bị thống trị của người Hán), ruộng thì gọi là ruộng Lạc, dân thì gọi là dân Lạc”. Cho đến cuộc xâm lược của Mã Viện vào những năm đầu thập niên 40 đầu Công nguyên, để chống lại cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, thì người dân ởvùng đất này vẫn được sách Hậu Hán thư gọi là người Lạc Việt. Như vậy, rõ ràng cư dân sinh sống ở thời kỳ này đã tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và chính bản thân Hai Bà Trưng, cùng các tướng lĩnh đều là người Lạc Việt hay người Việt cổ, là tổ tiên của người Việt (Kinh) hiện nay.

     Hơn nữa, trong sách Hậu Hán thư, phần Mã Viện truyện còn chép rằng: “Viện thích cưỡi ngựa, giới phân biệt ngựa hay, được trống đồng Lạc Việt ở Giao Chỉ, bèn đúc thành các kiểu ngựa đem về dâng vua”. Cuốn Lâm Âp ký dẫn ở sách Thủy kinh chú cũng chép tương tự sách Hậu Hán thư rằng: “Cửa ấy thông với Đồng Cổ, ngoài vượt đến Hoàng Cương Tâm khẩu huyện An Định. Nhờ cửa sông ấy mà qua Đồng cổ, tức đất Lạc Việt. Vi ở đấy có trống đồng nên gọi tên là Đồng cổ. Mã Viện lấy trống đồng ở đấy để đúc ngựa đồng. Như vậy, những người Lạc Việt mà Mã Viện gặp ở đất Giao Chỉ là những người đúc trống đồng và là chủ nhân chính hiệu của những chiếc trống đồng này thuộc nền văn hoá Đông Sơn của nước ta.